Cúng ông Công ông Táo hàng năm là một phong tục truyền thống lâu đời vẫn luôn được người Việt giữ gìn và lưu đến tận ngày nay với những mong muốn, gửi gắm tốt đẹp. Ngày lễ cúng ông Công ông Táo được tổ chức theo lịch âm và thường ngay trước Tết Nguyên Đán chỉ khoảng một tuần. Vào ngày Tết Nguyên Đán, mọi nhà đều bày lễ cúng với nhiều món ăn và thả cả chép với niềm tin ông Táo sẽ lên chầu trời để báo cáo với Ngọc hoàng về gia đình mình. Phong tục này được hình thành như thế nào với có ý nghĩa gì, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Phong tục cúng ông Công ông Táo
Những ngày này, các gia đình người Việt lại chuẩn bị mâm cỗ để tiễn đưa ông Táo về trời. Tùy theo phong tục tập quán. Mà mỗi nơi có một cách chuẩn bị khác nhau.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo ở các miền có khác nhau một chút. Ngoài mâm cỗ cúng, người miền Bắc thường cúng cá chép sống. Người miền Trung thường cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Ở miền Nam thì đơn giản hơn. Người dân thường chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy. Trước khi làm cỗ cúng. Các gia đình nên dọn dẹp nhà cửa, ban thờ cho gọn gàng, sạch sẽ.
Dười đây là gợi ý mâm cỗ cúng ông Công ông Táo chi tiết:
- Đĩa gạo
- Đĩa muối
- Lạng thịt vai luộc hoặc gà luộc ngậm hoa hồng
- Con cá chép sống
- Bát canh mọc hoặc canh măng
- Đĩa xào thập cẩm
- Đĩa giò
- Đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng
- Đĩa trái cây ngũ quả
- Ấm trà sen
- Chén rượu
- Quả cau, lá trầu
- Lọ hoa (số lượng bông là số lẻ)
- Tập giấy tiền, vàng mã
Theo tục văn hóa xưa, đối với những gia đình có trẻ nhỏ. Người ta còn cúng Táo quân một con gà luộc. Gà này phải là loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn). Để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng. Cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện và gia cảnh. Mỗi gia đình có thể chuẩn bị lễ cúng ông Công, ông Táo phù hợp.
Bên cạnh đó tín ngưỡng dân gian còn dâng cúng cá chép sống. Là vật để Táo quân cưỡi về trời. Khi làm lễ cúng xong người dân phóng sinh cá chép.
Ý nghĩa của tục ông Công ông Táo
Thần Táo quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nhưng được Việt hóa thành sự tích “Hai ông một bà”. Là vị thần đất, vị thần nhà và vị thần bếp núc. Người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc ông Táo.
Theo quan niệm của người Việt, không chỉ cai quản việc trong gia đình. Các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư. Giữ bình yên cho mọi người trong nhà.
Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Táo quân lại cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình. Báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm. Để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người. Đến đêm Giao thừa, Táo quân mới trở lại trần gian. Để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa gia đình.
Ngày ông Công ông Táo đã đi vào tiềm thức người Việt. Vào ngày này, người dân làm mâm cơm để bày tỏ lòng biết ơn với các vị thần. Đồng thời, đây cũng là dịp để người người, nhà nhà trở về sum họp, quây quần sau một năm làm ăn vất vả.
Nếu gia đình nào cúng ông Công ông Táo sớm vào các ngày 19, 20, 21, 22 tháng Chạp. (Ngày 22/12 phải cúng sáng hoặc cúng chiều không cúng tối). Thì nên rút tỉa chân nhang, bao sái, dọn dẹp tổng vệ sinh ngay sau khi cúng. Nếu gia đình nào cúng ông Công ông Táo đúng ngày 23 tháng Chạp. Thì cúng xong để an yên, sang sáng ngày 24 hay 25 mới được rút tỉa chân nhang. Vì ngày 23 tháng Chạp trùng ngày 4/2 ngày Lập Xuân không thể rút tỉa chân nhang được. Làm thế sẽ gây bất ổn cho vận khí đầu năm mới.