Nhắc đến Alzheimer, hầu hết chúng ta đều cùng nghĩ đến hình ảnh một cụ già lẩn thẩn, ngơ ngác kèm theo sự giảm sút về trí nhớ, lúc nhớ lúc quên và nhận thức. Bệnh Alzheimer là một trong những nguyên nhân của chứng giảm trí nhớ thường gặp ở người lớn tuổi. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến não bộ, khiến người bệnh gặp rất nhiều trở ngại trong sinh hoạt hằng ngày. Bệnh Alzheimer tiến triển khá chậm và thường bắt đầu với các triệu chứng đãng trí nhẹ. Ở giai đoạn cuối của căn bệnh thì bệnh nhân thường bị tổn thương não nghiêm trọng. Vậy bệnh Alzheimer là gì? Những thói quen giúp người lớn tuổi ngăn ngừa bệnh Alzheimer.
Mục lục
Bệnh Alzheimer là bệnh gây ra trình trạng suy giảm trí nhớ thường gặp ở người lớn tuổi
Bệnh Alzheimer ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới một chút. Bệnh hiếm gặp trước 65 tuổi và ảnh hưởng đến 15% người già từ 80 tuổi trở lên.
Bệnh Alzheimer là một bệnh lý thoái hóa thần kinh, bắt đầu ở vùng hải mã (một khu vực của não liên quan tới khả năng ghi nhớ) và sau đó lan đến phần còn lại của cấu trúc não. Nghiên cứu một cách chi tiết, trong não của bệnh nhân Alzheimer, người ta quan sát thấy những “mảng lắng đọng amyloid” – được coi là nguyên nhân gây nên cái chết của tế bào thần kinh.
Triệu chứng chính của bệnh Alzheimer là suy giảm trí nhớ. Những triệu chứng này làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày và có thể ảnh hưởng đến khả năng tự lập.
Ở bệnh nhân Alzheimer, ta cũng có thể thấy có rối loạn chức năng điều hành: người bệnh không còn có thể nấu ăn, sử dụng điện thoại, đặt lịch hẹn…
Cũng có thể có vấn đề với việc xác định vị trí trong thời gian và không gian (hôm nay là thứ mấy? Chúng ta đang ở đâu?), thậm chí rối loạn ngôn ngữ và/hoặc thị lực.
Một số yếu tố nguy cơ của bệnh Alzheimer đã được xác định: bên cạnh tuổi tác, còn có các yếu tố nguy cơ tim mạch (những người bị tiểu đường, tăng huyết áp hoặc tăng lipid máu có nguy cơ cao hơn), lối sống ít vận động hoặc bệnh vi chấn thương sọ não.

Bệnh Alzheimer là một trong những bệnh lý nguy hiểm
Khi mắc Alzheimer, ban đầu bệnh nhân chỉ là hay quên, sau đó mức độ quên nhiều hơn. Lâu dần sẽ quên cả cách giao tiếp, đi vệ sinh và thực hiện các công việc hàng ngày. Đến giai đoạn cuối, bệnh nhân trở nên phụ thuộc hoàn toàn vào người khác, nhận thức không rõ ràng và tử vong do não bộ không còn khả năng chi phối hay bị nhiễm trùng do nằm một chỗ quá lâu. Như vậy, có thể thấy, Alzheimer là một trong những bệnh lý nguy hiểm, khiến bệnh nhân trở thành gánh nặng cho người thân, gia đình và xã hội.
Theo các số liệu thống kê của trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ, Alzheimer là nguyên nhân gây tử vong phổ biến thứ 6 ở người trưởng thành. Một nghiên cứu đã được thực hiện trên 4,7 triệu người Mỹ trên 65 tuổi mắc bệnh Alzheimer vào năm 2010. Theo đó, các nhà khoa học dự đoán đến năm 2050 sẽ có khoảng 13,8 triệu người Mỹ mắc bệnh Alzheimer.
Phần lớn các trường hợp mắc Alzheimer chỉ nhận ra bệnh của họ khi bước sang độ tuổi 65, lúc các triệu chứng xuất hiện khá rõ ràng và điển hình. Khi đó, bệnh đã bước vào các giai đoạn muộn và việc điều trị cũng khó khăn và tốn kém hơn.
Hiện chưa có phương pháp điều trị hữu hiệu bệnh Alzheimer. Nhưng trong khi chờ các nghiên cứu về thuốc điều trị, một vài thói quen tốt dễ áp dụng sẽ giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer.
Nên uống một ly trà xanh mỗi ngày để ngăn ngừa bệnh
Một tách trà xanh (khoảng 200 ml) chứa tới 400 mg flavonols. Theo một nghiên cứu của Mỹ được công bố vào tháng 1/ 2020. Bổ sung đầy đủ flavonols hàng ngày có thể giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer, ngay cả khi đã 80 tuổi. Các nhà nghiên cứu khuyến nghị nên dùng (ít nhất) một cốc mỗi ngày, ví dụ vào mỗi buổi sáng.

Tập cho bản thân thói quen bơi trong nước lạnh
Theo một nghiên cứu của Anh được công bố vào tháng 10/ 2020. Những người thường xuyên bơi trong nước lạnh. Có thêm khả năng bảo vệ bổ sung chống lại bệnh Alzheimer.
Thói quen tốt này thực sự sẽ thúc đẩy quá trình tổng hợp một loại protein RBM3. Có khả năng bảo vệ các tế bào thần kinh. Chúng ta hoàn toàn có thể bơi ở bể bơi ngoài trời, hồ hoặc biển.
Hãy tạo cho bản thân những giấc ngủ ngon để ngăn ngừa bệnh Alzheimer
Chúng ta biết rằng ngủ không ngon thường có hại cho sức khỏe. Nhưng theo một số nghiên cứu khoa học, giấc ngủ kém chất lượng và / hoặc thiếu ngủ mãn tính có thể thúc đẩy sự khởi phát của bệnh Alzheimer, bằng cách đẩy nhanh sự hình thành “mảng amyloid” chịu trách nhiệm về gây ra các triệu chứng.
Vì thế, cần chú trọng giấc ngủ ban đêm đầy đủ và có chất lượng. Ban ngày, nên ưu tiên giấc ngủ ngắn (dưới 30 phút).
Người lớn tuổi nên tập thể dục đều đặn
Theo một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Mỹ và Brazil được công bố vào tháng 1/ 2019. Tập thể thao hàng ngày sẽ bảo vệ trí nhớ, khả năng nhận thức và chất xám. Do đó giúp kiểm soát bệnh Alzheimer.
Thật vậy, thể thao giải phóng trong cơ thể hormone irisin. Làm tăng tốc sự hình thành các liên kết mới giữa các tế bào thần kinh và củng cố các kết nối đã có từ trước. Ban có thể tập Yoga, đi bộ, đi xe đạp…

Dầu ô liu có chất chống oxy hóa giúp người lớn tuổi ngăn ngừa bệnh Alzheimer
Dầu ô liu “nguyên chất” có các ưu điểm vượt trội về bảo vệ chống lại căn bệnh này. Theo một nghiên cứu được thực hiện trên chuột vào năm 2017.
Theo các nhà nghiên cứu, các omega-9, chất chống oxy hóa có trong dầu ô liu. Góp phần làm tan các mảng amyloid là nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bệnh lý.
Nên duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lí
Hiệp hội Alzheimer đã khuyến nghị chế độ ăn MIND. Chế độ ăn uống này hứa hẹn sẽ giảm khoảng 50% nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer nếu được tuân thủ chặt chẽ.
Chế độ này nhấn mạnh vào các loại rau lá xanh (bắp cải, rau chân vịt…). Quả óc chó (hạnh nhân, hạt điều…), quả mọng (việt quất, nho…). Các loại đậu (đậu lăng, đậu gà…) hoặc cá.
Ngược lại, chế độ ăn này khuyến khích nên tránh thịt đỏ, bơ, pho mát, đồ ngọt và đồ chiên.
Tắm hơi mỗi ngày cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh
Chúng ta đã biết rằng phòng tắm hơi rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Một nghiên cứu của Phần Lan được công bố vào năm 2016. Cho thấy Alzheimer cũng làm giảm khoảng 60% nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ do tuổi già và bệnh Alzheimer.
Bạn có thể đến phòng tắm hơi 2 đến 3 buổi mỗi tuần để giảm khoảng 20% nguy cơ.
Nên chơi các trò chơi rèn luyện trí não
Trò chơi điện tử không có nghĩa là có hại cho sức khỏe. Bên cạnh đó còn có thể bảo vệ các chức năng nhận thức. Tăng cường trí nhớ và duy trì năng lực não bộ. Theo công trình của Úc được công bố năm 2016.
Bạn nên dành thời gian cho các trò chơi rèn luyện trí não hơn là các trò chơi hành động …
Nên uống các thực phẩm bổ sung
Theo một nghiên cứu của Mỹ năm 2019. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa choline (đây là một chất thuộc nhóm vitamin B). Có thể giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer và thậm chí làm giảm các triệu chứng của bệnh khi bệnh đã tiến triển, theo một nghiên cứu của Mỹ năm 2019.
Choline cũng được tìm thấy trong lòng đỏ trứng và các loại nội tạng.
Các bạn xem thêm các bài viết phòng tránh bệnh người lớn tuổi tại đây nhé!