Khi về già, con người thường có nhiều thay đổi về mặt tâm sinh lý. Mọi thứ sẽ dần trở nên chậm lại không còn như trước. Sức khỏe của họ cũng ngày càng suy giảm đòi hỏi sự quan tâm và chăm sóc về mọi mặt từ người thân trong gia đình. Nhưng do có sự thay đổi cả về mặt tính tình nên ban đầu mọi người sẽ cảm thấy khó khăn và dường như không thể àm được rồi bỏ cuộc. Chính vì vậy, chúng tôi đã đưa ra một số lưu ý cần thiết khi chăm sóc người cao tuổi trong gia đình bạn.
Mục lục
Người cao tuổi thường sẽ cảm thấy tủi thân
Chăm sóc sức khỏe những người cao tuổi trong gia đình là cơ hội để chúng ta chứng tỏ lòng biết ơn, hiếu thảo đối với họ. Tuy nhiên, đây cũng là công việc không hề dễ dàng. Một số lưu ý sau đây sẽ giúp mọi việc trở nên đơn giản hơn.
Người cao tuổi thường phải đối mặt với những thay đổi về sinh lý; tâm lý lại thêm việc nghỉ hưu. Không còn được làm việc như trước nữa dễ khiến họ trở nên tủi thân. Cảm thấy không được tôn trọng, cáu gắt, muốn được chú ý.

Để người cao tuổi không rơi vào tình trạng khủng hoảng tâm lý. Hãy tạo cơ hội cho họ tiếp xúc với nhiều người ở những lứa tuổi khác nhau; thường xuyên trò chuyện, bàn luận những vấn đề họ quan tâm; luôn lắng nghe và ủng hộ họ.
Chế độ dinh dưỡng quyết định đến sức khỏe của họ
Khi về già, việc ăn uống không ngon miệng, hấp thu kém; khiến người cao tuổi dễ sụt cân, sức khỏe suy yếu. Vì vậy khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cần chú ý. Đặc biệt tới chế độ dinh dưỡng phù hợp sao cho đầy đủ và cân đối.
Hãy chia bữa ăn của họ thành nhiều bữa nhỏ trong ngày; như thế dưỡng chất dễ được hấp thu hơn. Thực phẩm cần được đa dạng để có đủ các dưỡng chất cần thiết. Chú ý khi chế biến món ăn không được mặn quá, không lạnh hoặc nóng quá, không nhiều dầu mỡ…
Thể trạng mỗi người mỗi khác, vì thế nhu cầu dinh dưỡng cũng rất khác nhau; chỉ có thể biết chính xác khi được kiểm tra bởi chuyên gia y tế.
Đặc biệt, đối với người cao tuổi do đặc thù riêng về thể chất nên ngoài chế độ ăn hàng ngày thì có thể bổ sung thêm nhiều dưỡng chất thiết yếu thông qua các loại thực phẩm chức năng. Như các loại sữa có công thức dinh dưỡng đầy đủ và cân đối.
Các loại sữa này thường bổ sung các loại chất béo có lợi như: PUFA, MUFA tốt cho tim mạch; chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa; giàu canxi, phospho và vitamin D sẽ hỗ trợ rất tốt cho hệ xương của người cao tuổi.
Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kì
Đối với việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thì khám sức khỏe định kỳ là việc thực sự cần thiết. Với kết quả từ những lần khám thường xuyên đó.
Những người chăm sóc trực tiếp sẽ có thể hiểu rõ sức khỏe người mình đang chăm sóc biến chuyển ra sao để có chế độ chăm sóc phù hợp. Hơn nữa còn có thể đoán được tình hình xấu nhất có thể xảy ra để phòng ngừa.
Khám sức khỏe định kỳ sẽ mang đến sự an tâm cho người chăm sóc và cả người được chăm sóc bởi đối với những người cao tuổi, chỉ cần không lo lắng và hiểu rõ bản thân thì sức khỏe đã tốt lên nhiều phần rồi.
Thường xuyên vận động rèn luyện sức khỏe
Người Việt chúng ta hay có ý nghĩ để người lớn tuổi được hưởng an nhàn, không phải làm việc. Nhưng thực sự nếu không thường xuyên vận động trí não và thân thể thì sức khỏe của người cao tuổi sẽ nhanh chóng suy giảm, gây nên nhiều bệnh lý không tốt, mau bị lẫn, không còn chủ động điều khiển được tâm trí.

Hãy để ông bà, cha mẹ được làm những việc vừa sức mà họ yêu thích. Trò chuyện thường xuyên, cùng xem TV, đọc báo và bình luận các vấn đề họ quan tâm để trí óc luôn được hoạt động. Tốt nhất là khuyên họ tham gia rèn luyện một môn thể thao phù hợp, như thể dục dưỡng sinh, yoga, đi bộ, chơi cờ…
Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi không bao giờ dễ dàng, nhưng cũng sẽ không quá khó khăn nếu chúng ta đủ yêu thương và chịu khó thấu hiểu, ghi nhớ.
Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày
Chế độ dinh dưỡng của người lớn tuổi đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe. Và tuổi thọ cũng như giảm thiểu các bệnh tật. Chính vì vậy; các vấn đề về chế độ ăn uống của người cao tuổi cần được quan tâm chú ý. Cụ thể như sau:
- Người lớn tuổi không nên ăn một bữa quá no.
- Chia nhỏ các bữa ăn thành 5 hoặc 6 bữa trong ngày để dưỡng chất dễ hấp thu hơn.
- Lựa chọn thực phẩm tươi mới, các món ăn nên được chế biến đa dạng và thay đổi cách thức thường xuyên để tạo cảm giác thèm ăn.
- Chế biến món ăn không được quá mặn, quá nóng hoặc quá lạnh, không nhiều dầu mỡ…
- Hạn chế ăn thức ăn nhanh hoặc thức ăn chế biến sẵn mua bên ngoài.