Xuất hiện từ xa xưa trong đời sống người dân Việt Nam, cây đàn bầu từ lâu đã là một nhạc cụ truyền thống nổi tiếng của Việt Nam, mang đặc trưng văn hóa giản dị của Việt Nam và thuộc về Việt Nam. Với cấu tạo đặc biệt chỉ có một dây đàn và không phím bấm, nhưng đàn bầu Việt Nam lại vẫn có thể tấu lên đủ mọi âm sắc và tạo ra những giai điệu đi sâu vào lòng người. Mang theo âm thanh độc đáo ấy đi từ quá khứ đến hiện tại, đàn bầu Việt Nam không chỉ tiếp tục gieo xuống các giá trị cổ xưa mà còn đưa văn hóa và tiếng đàn bầu Việt Nam ra ngoài diễn đàn quốc tế.
Đàn bầu Việt Nam
Đất nước nào, dân tộc nào cũng có tiếng nói riêng, ngôn ngữ riêng, tình cảm và tâm hồn riêng. Được biểu hiện thông qua một phương tiện nào đấy. Để phản ánh lên cái riêng độc đáo nhất, quý giá nhất của mình.
Đàn bầu hay còn gọi là Độc Huyền Cầm là một nhạc cụ thuần Việt nhất và cũng được coi là một trong số những cây đàn độc đáo của thế giới, nhưng cấu tạo lại rất đơn giản. Thanh âm đàn bầu phát ra nhờ sử dụng que hay miếng gảy vào dây. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đàn bầu vẫn giữ nguyên được sự mộc mạc nền nã và âm sắc thánh thót rung động trái tim người nghe.
Đàn bầu là một nhạc khí độc đáo của Việt Nam chỉ có một dây duy nhất. Không có phím. Dùng cần đàn (vòi đàn). Để tạo nên những cao độ trầm bổng trong âm nhạc. Cây đàn này ngày xưa gọi là “đàn một dây”. Về sau mặt đàn đóng bằng gỗ ngô đồng, hoặc gỗ vông, thành đàn bằng gỗ trắc. Và để quả bầu vào cho đẹp, nên gọi là Đàn bầu.
Cây đàn bầu trong văn hóa xưa
Đàn bầu trước đây đã có sự chú ý của nhiều giới trong và ngoài nước. Mới đây đã có người phát hiện một sử liệu cho biết cây Đàn bầu có thể đã xuất hiện ở Việt Nam từ hàng ngàn năm nay. Chứ không phải mới có gần đây. Sang cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đến nay. Trong và ngoài nước đều có những cá nhân và tập thể nghiên cứu về cây Đàn bầu. Dần dần được kế thừa phát triển lên tới mức cao. Cả về hình dáng cũng như nội dung, kỹ thuật. (Lời phát biểu của Giáo sư nhạc sĩ Tô Vũ, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu âm nhạc việt Nam. Tại Hội nghị tọa đàm Hội đàn bầu lần thứ nhất ngày 8-3-1979 ở thủ đô Hà Nội).
Đàn bầu Ià bạn thân tình của người lao động Việt Nam. Đêm khuya dưới ánh trăng thanh, bên lũy tre xanh. Hay trên bến đò, đường phố, góc chợ. Người lao động được thổ lộ tâm tình của mình qua tiếng đàn nỉ non, thánh thót. Nói lên tất cả nỗi lòng người dân nô lệ, người dân mất nước. Và cũng từ cuộc đời trần tục ấy. Cây đàn một dây đã ngự chốn cung đình. Cất cao tiếng xé ruột. Xé lòng bọn vua chúa quan lại – đòi tự do, đòi cơm no, áo ấm.
Với cuộc đời thăng trầm của cây Đàn bầu một dây. Cách mạng về đã đem lại tự do cho tiếng đàn cất cánh bay cao.
Đàn bầu và sự kế thừa, phát huy ngày nay
Cây đàn dân gian ấy năm 1955 được nhạc sĩ giảng viên Lê Yên, Tô Vũ. Hiệu trưởng Tạ Phước Trường âm nhạc Việt Nam lúc bấy giờ. Đề xướng dựa vào chương trình giảng dạy đào tạo chính quy của trường. Người giảng viên Đàn bầu đầu tiên là cụ Vũ Tuấn Đức và học trò của cụ là giảng viên Nguyễn Bá Sách. Đã đào tạo ra hàng loạt nghệ sĩ đàn bầu tài giỏi cho đất nước hôm nay. Những nghệ sĩ tài giỏi ấy không ngừng đóng góp công lao của mình. Vào việc kế thừa, phát triển. Cải tiến nâng cao cây đàn phù hợp với thời đại lịch sử của xã hội.
Những năm vào thập kỷ 60. Nghệ sĩ Mạnh Thắng người đầu tiên đã cải tiến đưa phần khuếch đại âm thanh vào đàn bầu. Tăng thêm cái hay và tinh túy trong cây đàn. Mà không ảnh hưởng gì đến bản chất truyền cảm của nó. Ông cũng là người sáng chế ra lối que gảy ngắn. Và là người đầu tiên đưa đàn bầu đi trình diễn quốc tế. Mang về giải thưởng cao quý cho Tổ quốc Việt Nam.
Nghệ sĩ ưu tú Đức Nhuận là người đầu tiên phát minh ra lối kỹ thuật đánh bồi âm trên bồi âm và vê (trémolo) trên một sợi dây đàn bầu.
Đến nay lớp lớp nghệ sĩ đàn bầu trẻ cũng đang phơi phới vươn lên phát triển không ngừng. Từ một nhạc cụ dân gian cấu trúc đơn sơ. Với tính năng phong phú, đa dạng. Cây đàn bầu đã chiếm một vị trí đáng kể trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật âm nhạc. Đóng góp vào kho tàng nhạc truyền thống quý báu của Việt Nam.