Một chế độ ăn uống lành mạnh đó là điều hết sức cần thiết để duy trì một cơ thể khỏe mạnh với tất cả mọi người. Điều này còn đặc biệt đúng đắn với những ai bị bệnh viêm khớp dạng thấp. Người mắc bệnh này cần có chế độ ăn uống cung cấp đủ và đúng những dưỡng chất cần thiết, phù hợp. Nếu bạn bị viêm khớp dạng thấp hoặc là người đang chăm sóc cho người bị viêm khớp dạng thấp, dưới đây chúng tôi xin chia sẻ một vài gợi ý hữu ích mà bạn nên ghi nhớ.
Mục lục
Thế nào là bệnh viêm khớp dạng thấp?
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh viêm mãn tính. Đây là một sự rối loạn xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm các tế bào của chính cơ thể bạn và gây viêm. Trong trường hợp này, viêm xảy ra ở các khớp; có thể dẫn đến sưng, đau và biến dạng khớp. Dần dần, viêm khớp dạng thấp có thể dẫn đến xói mòn xương và biến dạng khớp.
4 nguyên tắc ăn uống dành cho người bệnh viêm khớp dạng thấp
Sử dụng thực phẩm chống oxy hóa
Oxy hóa là một quá trình tự nhiên đi cùng với viêm khớp dạng thấp có thể hủy hoại tế bào và mô của cơ thể. Để kiểm soát quá trình oxy hóa, các bác sĩ thường kê toa các chất chống oxy hóa. Đây là những hợp chất tiêu diệt các gốc tự do (phân tử nhỏ có thể phá hủy các nguyên tử tạo nên các tế bào) và giảm viêm. Một số chất chống oxy hóa phổ biến là vitamin A, C và E, và khoáng selen.
Để làm giảm tình trạng viêm, bạn cần phải cung cấp cho cơ thể các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa. Một chế độ ăn uống giàu chất chống oxy hóa đã được chứng minh rằng có thể giúp giảm đau và sưng ở các khớp bị ảnh hưởng khi bị viêm khớp dạng thấp.
Các loại rau và hoa quả như rau bina, cải xoăn, củ cải, quả việt quất và nam việt quất, các loại đậu, các loại hạt, trà xanh, rượu vang đỏ, chocolate đen; và các loại gia vị nhất định như quế, gừng và nghệ là nguồn cung cấp nhiều chất chống oxy hóa mà người bị viêm khớp dạng thấp nên bổ sung.
Chất xơ là rất cần thiết trong chế độ ăn của người bệnh
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại thực phẩm giàu chất xơ có thể làm giảm số lượng protein phản ứng C (CRP). Protein này là một dấu hiệu cho biết mức độ viêm của cơ thể.
Bạn có thể làm giảm viêm bằng cách ăn nhiều chất xơ với các loại trái cây tươi và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, và các loại hạt.
Người bệnh viêm khớp dạng thấp nên ăn thức ăn có flavonoids
Flavonoids chỉ có trong các loại rau củ. Flavonoids có tác dụng giảm viêm; và có thể giúp làm giảm đau khi bị viêm khớp dạng thấp và sưng. Bạn nên bổ sung các loại thức ăn chứa nhiều flavonoids; như các loại quả mọng; trà xanh, nho, bông cải xanh, và đậu nành trong bữa ăn. Chocolate cũng có nhiều flavonoids; và chocolate đen là tốt nhất vì chứa ít ca cao cũng như đường.
Cho đến nay, viêm khớp dạng thấp vẫn chưa có phương pháp chữa trị dứt điểm. Một chế độ dinh dưỡng thích hợp và lối sống lành mạnh; kết hợp với điều trị của bác sĩ có thể giúp cải thiện tình trạng viêm khớp dạng thấp của bạn.
Trong thực tế, các loại thực phẩm chức năng có tác dụng mạnh trong việc giảm viêm và đau. Nếu bạn có ý định sử dụng thực phẩm chức năng; hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.
Tránh ăn các thực phẩm gây viêm
Khi chuẩn bị bữa ăn hoặc đi ăn ở ngoài, đảm bảo rằng bạn tránh không dùng các loại thực phẩm làm tăng thêm tình trạng viêm. Các loại thực phẩm chứa carbonhydrates đã chế biến như bột mì trắng và đường trắng; thức ăn béo hoặc cay thường gây ra viêm cho người bị viêm khớp dạng thấp.
Tại sao người bị bệnh viêm khớp dạng thấp không nên ăn nội tạng động vật?
Nội tạng động vật có hàm lượng calo tương tự thịt nạc (từ 100-150 calo/100 gram); hàm lượng protein khoảng 16-22% trọng lượng (trừ não và tủy); và hàm lượng chất béo trung bình từ 5-7%; trong đó chủ yếu là chất béo bão hòa và lượng cholesterol rất cao.
Trong nội tạng có nhiều chất đạm nhưng nó cũng chứa nhiều chất béo; đặc biệt là cholesterol, nhất là trong óc, gan và cật lợn. Đa số nội tạng động vật đều có chứa lượng chất béo bão hòa và cholesterol cao hơn so với thịt.
Do đó, người tiêu thụ nhiều thực phẩm này sẽ làm tăng mỡ máu có hại cho tim mạch; đặc biệt đối với người cao tuổi, người béo phì và mắc bệnh rối loạn chuyển hóa; như tiểu đường, huyết áp cao, gout, viêm khớp dạng thấp…
Các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo sẽ gây kích thích phản ứng viêm gây giãn mạch và xung huyết; làm tăng cảm giác đau nhức bên trong xương khớp. Đây là lý do vì sao người bị viêm khớp dạng thấp không nên ăn nội tạng động vật