Sốt virus thường xảy ra ở lứa tuổi trẻ em và người cao tuổi. Tuy nhiên, nó cũng khá phổ biến ở người trưởng thành trong khi gặp các yếu tố thuận lợi. Đặc biệt là lúc thời tiết giao mùa, nóng lạnh thất thường sẽ khiến virus phát triển mạnh. Nhiễm virus có thể gặp ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, song nhiễm virus ở đường hô hấp là phổ biến nhất. Người bị sốt virus nên ăn gì và kiêng gì là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, bởi lẽ đây là bệnh phổ biến, thường gặp vào hàng năm.
Mục lục
Những triệu chứng đặc trưng của người bệnh bị sốt virus
Sốt cao
Bệnh nhân sốt virus có đặc điểm là sốt rất cao, sốt tăng dần theo diễn biến bệnh, nhiệt độ cơ thể có thể đạt từ 39 – 41 độ C. Đây cũng là triệu chứng phân biệt sốt virus với cảm sốt thông thường. Người bệnh sốt cao cần sớm được hạ sốt để tránh những biện chứng nguy hiểm.
Cơ thể mệt mỏi
Sốt virus thường khiến phần đầu và các cơ có cảm giác mệt mỏi, uể oải khó chịu, cơ thể rơi vào trạng thái mất cân bằng. Thân nhiệt tăng cùng các triệu chứng đau nhức mệt mỏi toàn thân khiến người bệnh khó chịu, không thể làm việc.
Nhức đầu, ngạt mũi, khó thở

Nhức đầu thường đến sau triệu chứng sốt và mệt mỏi. Để hạn chế giảm triệu chứng này, bệnh nhân nên nghỉ ngơi, thư giãn, tránh căng thẳng và làm việc quá sức. Sốt virus làm xuất hiện dịch mũi, ho và sổ mũi, gây tình trạng khó thở.
Phát ban, nổi mẩn đỏ trên da, đau nhức mắt
Thông thường, người bệnh sốt virus bị nổi mẩn, phát ban trên da sau khi sốt 2 – 3 ngày. Nguyên nhân do sốt kéo dài, thân nhiệt luôn ở mức cao, trên da xuất hiện mẩn đỏ li ti. Hầu hết bệnh nhân đều có triệu chứng này. Người bị sốt virus cũng cảm thấy đau mắt, nóng rát trong nhãn cầu, cảm giác khó chịu, không muốn mở mắt.
Xuất hiện hạch
Khi vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp gây sốt virus, bệnh nhân sẽ bị sưng các hạch nhỏ ở đầu, cổ, có thể nhận thấy khi sờ bằng tay. Như vậy, sốt virus ở người lớn có triệu chứng khá giống với sốt, cảm cúm thông thường; nhưng bệnh kéo dài với triệu chứng bệnh nặng hơn.
Tìm hiểu nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị sốt virus
Khi sốt virus, nhiệt độ thường lên rất cao từ 38 – 39 độ; thậm chí lên đến 40 – 41 độ. Lúc này là thời điểm bệnh bùng phát. Nhiệt độ cơ thể tăng cao nhằm tạo điều kiện giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của virus. Cơ thể cũng mất khá nhiều nước và năng lượng cho quá trình sốt này. Do đó, chúng ta cần bổ sung đủ nước, chất dinh dưỡng và các loại vitamin; đảm bảo cơ thể có đủ “lương thực” để phục vụ cho chiến dịch chống lại “kẻ thù”.

Dù vậy, không phải loại đồ uống hay thức ăn nào cũng có thể nạp vào cơ thể. Người bị sốt virus thường có biểu hiện kèm theo là rối loạn tiêu hóa, chán ăn thậm chí buồn nôn, nôn. Thêm vào đó là người bệnh luôn đau đầu, đau nhức mình mẩy cũng khiến cho khẩu vị phần nào kém hơn so với người thường.
Vì vậy lựa chọn phù hợp nhất cho người đang bị sốt virus là cháo loãng, oresol; các loại nước từ trái cây hoặc các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa. Nên tránh các loại đồ ăn có gia vị cay nóng, đồ ăn giàu chất đạm và đồ lạnh. Không nên ép buộc người bệnh phải ăn uống mà nên cho uống/ ăn theo nhu cầu.
Người bị sốt virus nên bù nước và điện giải
Khi sốt cao, chúng ta mất nước theo hai con đường: một là đường mồ hôi toát ra và hai là đường thở. Cơ thể bị mất nước đồng thời mất cả các chất điện giải. Lượng nước mất đi không hề nhỏ. Nên điều quan trọng nhất ở đây là bù nước và điện giải trong suốt quá trình người bệnh sốt. Nếu không, rất có thể người bệnh sẽ mất nước dẫn đến huyết áp hạ, trụy tim và có thể tử vong.
Bù nước và điện giải vô cùng đơn giản bằng cách sử dụng gói oresol pha theo đúng chỉ dẫn hoặc nước cháo loãng. Đối với trẻ nhỏ bị sốt virus có thể sử dụng các loại nước trái cây và thêm một chút muối để bù điện giải.
Một số loại nước dùng trong quá trình người bệnh sốt
- Nước điện giải: giá thành rẻ, tiện lợi và dễ sử dụng.
- Nước cam ép: là loại đồ uống rất được ưa chuộng, dễ uống và giàu vitamin C. Nước cam ép là lựa chọn số một cho người bị sốt virus.
- Nước chanh: với lý do tương tự như nước cam ép. Nước chanh cũng được nhiều người lựa chọn để bù nước cho người ốm.
- Nước ép rau diếp cá: rau diếp cá được biết đến với công dụng giải nhiệt, hạ sốt trong y học dân gian. Hơn nữa trong cây diếp cá có chứa rất nhiều vitamin C rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên mùi của loại thức uống này khá tanh, không thích hợp với trẻ nhỏ.
Các loại đồ ăn mà người bị sốt virus nên dùng
Nên ăn các loại đồ ăn lỏng, dễ tiêu hóa như cháo loãng, bún, phở, súp. Ngoài ra, có thể ăn thêm các loại hoa quả có nhiều nước, có tác dụng giải nhiệt như cam, quýt, táo, lê,… vừa bổ sung vitamin và nước, vừa giúp giải nhiệt.
Người bị sốt virus nên tránh ăn gì?

- Không nên ăn đồ lạnh hoặc uống nước đá do: Đầu tiên, khi bị sốt, uống nước đá có thể gây viêm họng. Thứ hai là do rối loạn tiêu hóa, ăn đồ lạnh gây kích thích dạ dày – ruột, làm nặng hơn triệu chứng tiêu chảy, buồn nôn, nôn,…
- Không ăn đồ ăn có tính cay nóng vì chúng làm tăng nhiệt độ cơ thể lên cao như ớt, hạt tiêu, gừng,…
- Không ăn đồ ăn có chứa nhiều chất đạm do chứa nhiều protein. Cơ thể khi chuyển hóa protein sẽ tỏa ra rất nhiều nhiệt lượng, làm tăng nhiệt độ cơ thể. Đồng thời đồ ăn chứa nhiều protein gây khó tiêu, không tốt cho hệ tiêu hóa. Phải kể đến như trứng gà.
- Tương tự, không nên ăn đồ ăn có nhiều dầu mỡ.