Bệnh máu khó đông là bệnh rất nguy hiểm, thường xảy ra ở nam giới. Khi mắc bệnh này, người bệnh cần tránh những hoạt động mạnh, gây va chạm, có thể dẫn đến chảy máu. Việc chú ý bổ sung những thực phẩm tốt cho người bị bệnh máu khó đông là hết sức cần thiết. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ một số thực phẩm người bị bệnh máu khó đông nên ăn và nên tránh khi đi đưa vào khẩu phần ăn hằng ngày. Mời bạn đọc theo dõi chi tiết nội dung trên ngay sau đây.
Mục lục
Tìm hiểu bệnh máu khó đông
Hemophilia còn gọi là bệnh máu khó đông là rối loạn đông máu gây ra do thiếu một số yếu tố đông máu. Người bệnh có thể bị xuất huyết không thể kiểm soát do một chấn thương rất nhỏ, chảy máu vào các khớp và cơ bắp gây đau dữ dội dẫn tới tàn tật, chảy máu vào não có thể gây tử vong.
Đây là bệnh hiếm gặp, cứ 10.000 nam giới sinh ra thì có 1 người mắc bệnh. Đa số trường hợp mắc bệnh do di truyền. Bệnh chủ yếu gặp với nam giới, nhưng phụ nữ lại là người mang gen bệnh.
Bệnh máu khó đông là một bệnh rất nguy hiểm dù tỉ lệ người mắc bệnh thấp hơn so với những căn bệnh khác. Nguy hiểm vì căn bệnh này dẫn đến những biến chứng nặng nề; thậm chí có thể tử vong; và đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để; và trong khi đó mắc bệnh chủ yếu là do di truyền. Đặc điểm của bệnh máu khó đông là chảy máu lâu cầm được hoặc sau khi bị chấn thương ở bất kỳ vị trí nào ở trên cơ thể đặc biệt nhất là ở các khớp.
Trong đời sống hằng ngày khi gặp sự cố chảy máu dù nhỏ cũng cần phải đến cơ sở y tế để xử lý vết thương ngay. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân máu khó đông hằng ngày cũng phải hết sức chú ý.
Các thực phẩm người bị bệnh máu khó đông nên ăn
Trái cây là một thực phẩm cần thiết cho bệnh máu khó đông
Giàu chất sắt, chất xơ và các khoáng chất thiết yếu; trái cây là một thực phẩm cần thiết cho bệnh máu khó đông. Ngoài ra, trái cây không chỉ cung cấp năng lượng; mà còn đảm bảo sức khỏe đường ruột là thực phẩm tốt cho người bị bệnh máu khó đông hàng đầu.
Rau củ giàu chất sắt, chất xơ và khoáng chất
Cùng với trái cây, rau xanh đậm như rau bina, bông cải xanh, giàu chất sắt chất xơ và khoáng chất cần được đưa vào khẩu phần ăn đối với bệnh máu khó đông.
Ngũ cốc nguyên hạt duy trì lượng đường trong máu ổn định
Một trong những thực phẩm tốt nhất có thể được thêm vào khẩu phần ăn của người mắc bệnh máu khó đông. Ngũ cốc nguyên hạt bao gồm lúa mì, gạo lứt, hạt lanh và yến mạch. Việc giàu chất xơ và các khoáng chất thiết yếu khiến ngũ cốc nguyên hạt có thể làm giảm và duy trì lượng đường trong máu một cách ổn định.
Bổ sung sắt để điều trị rối loạn đông máu
Một chất dinh dưỡng quan trọng khác có thể được bổ sung vào phần quan trọng trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân máu khó đông. Sắt là yếu tố chính thúc đẩy việc sản xuất các tế bào hồng cầu khỏe mạnh và hemoglobin; đó là cần thiết để điều trị rối loạn đông máu. Thịt, cá, các loại đậu, các loại hạt,… rất giàu hàm lượng sắt.
Các thực phẩm người bị bệnh máu khó đông nên tránh
Các bác sỹ trong lĩnh vực này khuyến cáo; những bệnh nhân mắc bệnh Hemophilia cần chăm sóc răng miệng cẩn thận. Vì đó là những cơ quan rất dễ chảy máu. Do vậy, cần tránh ăn các thức ăn cứng; nếu cần thiết, nên tách xương, vỏ, càng, vảy… trước khi cho bệnh nhân ăn cua, tôm, cá.
Soda chứa chất có thể gây nguy hiểm cho người bệnh
Nước giải khát có chứa đường, fructose và màu sắc nhân tạo. Tất cả những điều này chỉ bổ sung thêm lượng calo; có thể gây nguy hiểm cho những người bị chứng bệnh máu khó đông.
Tránh các thực phẩm có hàm lượng chất béo cao
Những người mắc bệnh máu khó đông cần phải cẩn thận về lượng chất béo. Họ cần tránh các thực phẩm có hàm lượng chất béo cao vì điều này sẽ dẫn đến sự tích tụ chất béo thừa trong cơ thể và ảnh hưởng đến lưu thông máu.
Các món ăn nhẹ nhưng giàu calo cần được loại bỏ khỏi khẩu phần ăn
Các món ăn nhẹ như bánh mì kẹp thịt và khoai tây chiên có hàm lượng calo cao; và thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu; nên cần được loại bỏ khỏi khẩu phần ăn của những người mắc bệnh máu khó đông. Những thực phẩm không tốt cho bệnh máu khó đông có thể gây ra sự gián đoạn trong việc lưu thông máu.
Lưu ý phòng chảy máu cho người bị bệnh máu khó đông
- Bổ sung định kỳ yếu tố VIII hoặc IX
- Đối với các bệnh nhân bị chảy máu khớp nên phối hợp điều trị phục hồi chức năng, vận động khớp.
- Vệ sinh và kiểm tra răng miệng thường xuyên để tránh chảy máu chân răng.
- Theo dõi và dự phòng các bệnh lây truyền theo đường máu như: Viêm gan B, C, HIV. Nên cho trẻ tiêm phòng viêm gan.
- Thận trọng trong sinh hoạt hằng ngày, tránh mọi chấn thương.
- Người bệnh cũng cần hiểu biết để không sử dụng những thuốc gây ảnh hướng đến hệ thống đông máu.
Người bị bệnh máu khó đông cần bổ sung thường xuyên những thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng và tốt như trên. Việc tham khảo chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân máu khó đông phù hợp; bên cạnh đó là chế độ luyện tập đi kèm sẽ giúp cuộc sống bệnh nhâm máu khó đông tốt đẹp hơn.