Rau quả là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn của các gia đình. Chúng ta nên sử dụng rau quả đầy đủ và thường xuyên trong các bữa ăn thường ngày. Đặc biệt là người cao tuổi. Càng lớn tuổi chúng ta càng cần sử dụng nhiều rau quả hơn vì chúng cung cấp một lượng dinh dưỡng lớn và như là một chiếc chổi giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất ở hệ tiêu hóa của cơ thể. Vì vậy hãy chế đến cho gia đình và người thân của bạn nhưng thực đơn đầy đủ rau quả hàng ngày để có một cơ thể và một hệ tiêu hóa khỏe nha!
Vì sao người cao tuổi nên bổ sung nhiều rau quả?
Tuổi già, sức co bóp của dạ dày giảm hơn so với tuổi trẻ. Nhu động ruột giảm dẫn đến tình trạng đình trệ tháo lưu phân và gây táo bón. Khi táo bón kéo dài, vi sinh vật gây thối rữa và phát triển. Tạo ra nhiều hơi trong ruột gây đầy bụng. Cơ hoành bị đẩy lên gây khó thở và trở ngại cho tim.
Vì vậy, người cao tuổi nên ăn nhiều rau quả để có chất xơ kích thích nhu động ruột. Tránh lâm vào tình trạng táo bón. Ngoài ra, còn có tác dụng cung cấp cho cơ thể các vitamin; và các yếu tố vi lượng như: Kẽm, đồng, sắt; các chất chống ôxy hóa. Các chất xơ trong rau quả còn có tác dụng như cái chổi quét chất cholesterol thừa. Giúp cơ thể người già đề phòng bệnh xơ vữa động mạch.

Người có tuổi cần chú ý ăn nhiều rau để có chất xơ kích thích nhu động ruột; tránh táo bón. Các chất xơ trong rau quả còn có tác dụng như cái chổi quét hết các chất bổ béo thừa đẩy ra theo phân. Giúp cơ thể phòng chống bệnh xơ vữa động mạch.
Rau tươi, quả chín còn cung cấp các chất dinh dưỡng hết sức quan trọng đối với người cao tuổi; là các vitamin và chất khoáng.
Người cao tuổi thường bị loãng xương và thiếu các vitamin, khoáng chất. Cần ăn các loại rau xanh hoa quả giàu vitamin và khoáng chất. Mỗi ngày nên ăn 300g rau xanh và 100g hoa quả.
Dấu hiệu cơ thể đói rau ở người lớn tuổi
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày cơ thể cần cung cấp 25 – 30g chất xơ (khoảng 300g rau và 200g hoa quả). Mỗi bữa ăn chính phải ăn 100g rau – tức một bát đầy rau xanh, bầu, bí, dưa chuột, cà chua… (không chứa nước). Hoa quả ăn cả vỏ, cả múi, cả thịt mới có chất xơ (không chỉ uống nước ép).
Đa số người dân ở đô thị hiện không ăn đủ lượng rau quả như trên. Nếu rau quả kém tươi hoặc qua chế biến sẽ không còn đủ vi chất dinh dưỡng cần thiết.
Ăn không đủ rau xanh một thời gian dài. Cơ thể sẽ thiếu vitamin dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch; dễ mắc bệnh (cảm cúm, thấp khớp, viêm gan B…). Nặng hơn là bị rối loạn hệ tiêu hóa, táo bón, đi ngoài ra máu, béo phì…

Dấu hiệu cơ thể bị đói rau có thể nhận diện như sau: Hàng ngày không đi đại tiện đều. Bị táo bón là dấu hiệu rõ nhất báo hiệu cơ thể bị đói rau. Thiếu hụt chất xơ.
Nếu ăn đủ rau, khi chất xơ vào dạ dày sẽ cảm thấy no lâu hơn. Nhưng ăn sau khi ăn sáng, hay ăn trưa khoảng 45 – 60 phút mà đã đói bụng thì chứng tỏ cơ thể không đủ chất xơ. Nếu ăn quá nhiều protein trong thời gian dài, không bổ sung đầy đủ chất xơ sẽ khiến hệ tiêu hóa gặp vấn đề.