Trẻ không được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ trong thời gian dài, có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và thiệt hại không lường trước được. Tuy nhiên, thiếu dinh dưỡng là tình trạng cơ thể bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Đặc biệt là các nhóm chất cơ bản như đạm, canxi, sắt, vitamin,… Điều này dẫn đến trẻ chậm lớn hơn những trẻ bình thường khác cả về chiều cao, cân nặng và cả nhận thức. Hiểu được điều này, hôm nay chúng tôi quyết định đưa ra các món ăn bổ dưỡng cần bổ sung cho trẻ nhỏ.
Mục lục
Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ là rất quan trọng
Chất dinh dưỡng bao gồm chất đạm (protein), béo (lipid), bột đường (glucid), vitamin (A, K, D, E, B, C…). Và khoáng chất (canxi, magie, sắt…) có vai trò quan trọng đối với sức khỏe, sự phát triển của cơ thể. Những năm tháng đầu đời là thời điểm quan trọng để trẻ phát triển nhận thức, ngôn ngữ và thể chất.

- Dinh dưỡng rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ: Chỉ số IQ của trẻ có liên quan mật thiết đến chất lượng của nguồn dinh dưỡng. Mà trẻ nhận được trong những năm tháng đầu đời.
- Dinh dưỡng ảnh hưởng đến chỉ số EQ và tính cách: Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ, trí tuệ. Mà nó còn tác động trực tiếp đến chỉ số cảm xúc EQ. Trẻ em bị suy dinh dưỡng từ nhỏ có nhiều nguy cơ mắc các chứng tự kỷ, lo âu, trầm cảm.
- Dinh dưỡng đầy đủ giúp trẻ thông minh: Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy trẻ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong quá trình phát triển thai nhi.
- Dưỡng chất từ sữa mẹ giúp tăng sức đề kháng cho trẻ: Những bà mẹ nuôi con nhỏ tuân thủ các chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lí. Thường có chất lượng sữa tốt hơn, các kháng thể từ sữa mẹ. Sẽ giúp bé giảm thiểu nguy cơ bị mắc các bệnh như tiêu chảy, nhiễm trùng hô hấp…
Những món ăn ngon, bổ dưỡng cho trẻ
Bột yến mạch
Yến mạch để qua đêm là món ăn từ bột yến mạch mà bạn chuẩn bị trước. Và để trong tủ lạnh qua đêm, không cần nấu chín. Sau đó dùng cho bữa sáng. Món yến mạch qua đêm rất đơn giản và phù hợp với mọi lứa tuổi. Bạn có thể thêm vào các loại hạt giàu dinh dưỡng khác nhau như: quả mọng, quả hạch, dừa và hạt… Việc cho trẻ sơ sinh ăn bột yến mạch trước 6 tháng tuổi có thể làm giảm tỉ lệ mắc bệnh hen suyễn của trẻ sau này và giúp trẻ hạn chế mắc sốt cỏ khô và dị ứng da.

Bánh mì chuối nướng
Có nhiều công thức để làm món bánh mì chuối nướng cực đơn giản và ngon miệng. Món ăn này giàu protein, chất xơ và chất béo lành mạnh nhờ bột hạnh nhân, trứng và bột hạt lanh. Thêm vào đó, vụn socola đen được rải lên chuối mang đến cảm giác ngon miệng cho trẻ nhỏ. Bạn có thể cùng con làm món ăn này vào thời gian rảnh rỗi. Tạo không khí vui vẻ, hứng thú cho con trong việc ăn uống.
Sinh tố từ rau xanh
Sinh tố là một cách tuyệt vời để giúp bạn bổ sung trái cây; rau xanh vào chế độ ăn của con một cách dễ dàng. Một gợi ý cho công thức để làm sinh tố rau xanh gồm các thành phần. Đó chính là một lượng vừa đủ rau cải xoăn, dứa, bơ, chuối, xoài, vani; có thể cho thêm sữa sau đó xay nhuyễn.
Rau xanh rất tốt cho sức khỏe chúng ta, điển hình như rau cải xoăn rất giàu vitamin K. Không chỉ cần thiết cho quá trình đông máu mà còn cho sức khỏe của xương. Cơ thể cần vitamin K để giúp hình thành osteocalcin; một loại protein đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển xương bạn chắc khỏe.

Canh thịt bò rau củ
- Chuẩn bị nguyên liệu: 200g thịt bò, 10g đậu Hà Lan, 2 củ khoai tây, 1 củ cà rốt, 1⁄2 của dền, cần tây, giá đỗ, dầu ăn và gia vị;
- Rửa sạch thịt bò, thái thành từng lát mỏng rồi ướp với một chút dầu ăn và hạt nêm cho thấm đều gia vị;
- Rửa sạch, gọt vỏ và thái miếng nhỏ vừa ăn các nguyên liệu khoai tây, cà rốt và củ dền. Đồng thời, rửa sạch đậu Hà Lan. Sau đó, đem tất cả các loại rau củ luộc chín với một chút muối. Với giá đỗ và cần tay – rửa sạch, ngâm muối rồi để ráo;
- Phi hành với dầu ăn, khi đã có mùi thơm thì cho thịt bò vào xào chung tới khi thịt săn lại thì cho nước vào nấu mềm. Tiếp theo, cho khoai tây, cà rốt, đậu, giá đỗ và cần tây vào, nêm gia vị vừa ăn. Tắt bếp khi nước sôi trở lại;
- Múc canh thịt bò rau củ ra tô, trang trí đẹp và cho trẻ ăn cùng với cơm trắng.
Cháo tim với mướp
- Chuẩn bị nguyên liệu: 50g gạo nếp, 50g tim lợn, 50g mướp, dầu ăn, gia vị vừa ăn;
- Tim lợn đem rửa sạch, băm nhỏ và ướp gia vị rồi xào chín với dầu ăn;
- Mướp đem gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt hạt lựu;
- Vo gạo nếp, thêm một lượng nước vừa đủ, nấu nhừ cháo gạo nếp;
- Khi cháo chín nhừ thì cho tim lợn, mướp vào; đảo đều tay cho tới khi cháo sôi lại và mướp chín;
- Múc cháo ra tô, cho trẻ ăn khi còn nóng ấm.