Táo bón là tình trạng rối loạn đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ em. Bên cạnh việc dùng thuốc, một chế độ ăn với nhiều loại thực phẩm tốt sẽ giúp bé không còn bị táo bón. Nhiều phụ huynh cũng biết điều này nhưng chưa thực sự đầy đủ dẫn đến việc áp dụng không hiệu quả. Táo bón không hiếm gặp và trẻ em cũng không ngoại lệ. Thông thường, trẻ nhỏ có thể đi vệ sinh mỗi ngày một lần.
Do đó, cha mẹ có thể nhận biết trẻ bị táo bón bằng cách đi tiêu ít hơn bình thường hoặc ít hơn ba lần một tuần. Như bạn đã biết, thực phẩm là một phương thuốc chữa táo bón rất hiệu quả. Ngoài việc tránh cho trẻ bị táo bón khi ăn, cha mẹ cũng có trách nhiệm không để bệnh của bé nặng hơn. Vì vậy, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để bỏ túi cho mình những thực phẩm nên cho bé ăn dặm để cải thiện chức năng tiêu hóa nhé.
Mục lục
Tìm hiểu chứng táo bón ở trẻ
Táo bón ở trẻ là tình trạng phân di chuyển chậm, bị hấp thu nhiều nước nên phân trở nên cứng, rắn, khô hoặc tròn như phân dê. Táo bón khiến việc đi tiêu của bé trở nên khó khăn, phải rặn nhiều gây đau rát, thậm chí chảy máu hậu môn. Đa số trẻ sẽ bị ám ảnh, sợ đi đại tiện, khiến tình trạng táo bọn thêm nặng.
Táo bón được chia làm 2 loại:
– Táo bón cơ năng: chủ yếu do chế độ ăn uống sinh hoạt gây ra
– Táo bón thực thể: chủ yếu do một số bệnh gây ra như phình đại tràng bẩm sinh, nứt kẽ hậu môn, đại tràng dài,…
Nguyên nhân bé táo bón
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón. Trong đó có thể kể đến một vài nguyên nhân chính dưới đây:
– Chế độ ăn uống thiếu rau và chất xơ
– Chế độ ăn thiếu rau và chất xơ là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến trẻ bị táo bón. Nguyên nhân này xuất hiện nhiều ở các trẻ trong độ tuổi ăn dặm. Do thức ăn của bé trong giai đoạn này chủ yếu là cháo mịn, ít chất xơ nên dễ tiêu hóa. Ngoài ra, việc mẹ cho bé ăn nhiều các loại sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa theo công thức, kem,…cũng khiến trẻ khó đi ngoài.
– Bé bị bệnh dùng các thuốc kháng sinh gây nóng táo bón
– Việc sử dụng thuốc kháng sinh có thể khiến trẻ bị giảm trương lực ruột và gây nên tình trạng táo bón.
– Bé ít vận động
– Không chỉ ở người lớn, mà ở trẻ em khi ít vấn động thì nguy cơ táo bón cũng rất cao.
– Do tâm lý bị stress ở trẻ
Những món ăn giúp cải thiện tình trạng táo bón cho trẻ
Cháo khoai lang
Trẻ trung bình 2 tuổi thích chơi đồ chơi hơn là đi vệ sinh. Một số trẻ xấu hổ hoặc sợ hãi khi sử dụng nhà vệ sinh, đặc biệt khi đó là nhà vệ sinh công cộng. Ngoài ra, trẻ cũng có thể lo sợ đau đớn trong việc đi ngoài. Do đó, phân bắt đầu tích tụ ở phần dưới của ruột, ngày càng lớn và cứng hơn cho đến khi việc đi đại tiện thậm chí còn khó khăn và đau đớn hơn.
Khoai lang cũng là loại thực phẩm rất tốt cho trẻ bị táo bón. Khoai lang có tác dụng nhuận tràng, giúp trẻ tiêu hóa tốt, phòng chống táo bón.
Chuẩn bị nguyên liệu
- 100gr gạo
- 250gr khoai lang
- 2gr hoa quế ngọt
- Đường trắng
Hướng dẫn cách làm món cháo khoai lang
- Cho gạo vào nồi nấu chín nhừ
- Khoai lang hấp chín, lột bỏ vỏ rồi tán nhuyễn
- Sau khi cháo đã chín nhừ, cho khoai lang, hoa quế và đường trắng vào quấy đều.
Món cháo không cầu kỳ mà lại rất hiệu quả đối với trẻ bị táo bón đúng không mẹ.
Cháo chuối đường phèn
Chuối là loại quả nếu mẹ cho bé ăn với một lượng thích hợp sẽ có tác dụng nhuận tràng rất tốt. Món cháo chuối đường phèn đơn giản sẽ là giải pháp tốt cho trẻ khi bị táo bón.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Chuối – 300gr
- Đường phèn – 100gr
- Gạo nếp – 100gr
Hướng dẫn làm món cháo chuối đường phèn
- Gạo nếp vo sạch, chuối bóc vỏ thái khúc
- Đổ nước vào nồi, cho gạo và chuối vào nấu thành cháo loãng
- Khi cháo đã chín cho đường phèn vào
Đối với những trẻ hay bị táo bón thì mẹ nên cho trẻ ăn món này thường xuyên để hết táo bón nhé.
Cháo đậu bắp
Cháo đậu bắp là món ăn bổ mát trong mùa hè, phòng chống táo bón rất tốt cho trẻ.
Chuẩn bị nguyên liệu
- 100g tôm sú
- 6 quả đậu bắp
- 1/3 bát gạo dẻo
- 1 chút hành lá, gia vị
Hướng dẫn làm món cháo đậu bắp
- Gạo vo sạch, giã nhỏ, cho vào nồi nước ninh nhừ
- Tôm bóc vỏ, lam sạch sau đó băm hoặc xay nhuyễn ướp với một chút nước mắm để khoảng 10 phút
- Đậu bắp rửa sạch, thái lát mỏng. Đối với trẻ còn quá nhỏ chưa ăn thô được thì mẹ nên băm nhỏ. Hành lá và ngỏ xắt nhuyễn
- Cho tôm vào nồi cháo đã được ninh nhừ, quấy đều để tôm không vón cục, nêm gia vị cho vừa
- Cho tiếp đậu bắp vào, nấu đến khi đậu bắp mềm, cháo sánh dẻo thì tắt bếp cho thêm chút dầu mè vào cháo. Cho bé dùng lúc ấm.
Xem thêm nhiều bài viết hay tại đây.