Thai nhi ở tuần thứ 17 có các hệ cơ quan gần như đã sẵn sàng hoạt động, máu đã bắt đầu được bơm đi trong hệ tuần hoàn của bé. Bên cạnh đó là thận bắt đầu lọc máu, và ngoại hình của thai nhi cũng dần hoàn thiện hơn. Ở tuần này, mẹ bầu nên thực hiện siêu âm giữa thai kỳ nhằm có kết quả về sự phát triển của bé.
Song, hệ tim mạch của mẹ cũng đang có những thay đổi lớn để thích nghi với sự phát triển mạnh mẽ của thai nhi. Đồng thời, khi bé chuyển động, bạn sẽ cảm giác như trong bụng đang sủi bọt, ọc ạch và thỉnh thoảng lại gò lên. Ở thời điểm này, thai nhi sẽ di chuyển nhiều hơn sau khi bạn ăn, có thể nghe nhạc lớn; khi bạn xoa bụng và nói chuyện với con hoặc khi bạn thực sự buồn ngủ.
Thai nhi tuần 17 có sự phát triển như thế nào?
Sự phát triển của thai nhi 17 tuần (tương đương 15 tuần sau thụ tinh). Đặc trưng bởi sự xuất hiện của móng chân thai nhi. Lớp mỡ dưới da của thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển đến khi hết thai kỳ. Thai nhi trong buồng ối vận động nhiều hơn, bắt đầu lăn, xoay, lật. Trái tim thai nhi không còn đập tự do nữa. Mà đập dưới nhịp điều khiển của não bộ (140 – 150 chu kỳ/phút); và có thể bơm khoảng 100 pint máu mỗi ngày (~ 47 – 48 lít máu mỗi ngày).

Cân nặng của thai nhi thời điểm này rơi vào khoảng 181 gram và có chiều dài trung bình là 20.4 cm. Mạch máu của bé hiện rõ dưới lớp da mỏng. Đôi tai lúc này đã ở đúng vị trí tuy có hướng ra ngoài đầu một chút. Một lớp chất béo bảo vệ đang bắt đầu hình thành xung quanh các dây thần kinh của bé. Quá trình này sẽ tiếp tục trong một năm sau khi bé chào đời. Nếu đây là bé gái, tử cung và ống dẫn trứng được hình thành ở đúng vị trí. Nếu là bé trai, bộ phận sinh dục của bé đã có thể nhìn ra. Nhưng đôi khi tư thế nằm của bé có thể che khuất bộ phận này khi siêu âm.
Sự thay đổi của mẹ khi mang thai 17 tuần
- Tăng cảm giác ngon miệng: Những ngày này thai phụ thường xuyên có cảm giác đói và thèm ăn. Hãy cố gắng lựa chọn những thức ăn lành mạnh; giàu chất xơ và tốt cho sức khỏe.
- Xuất hiện các vết rạn: Trên bụng thai phụ có thể bắt đầu xuất hiện các vết rạn da. Nhưng nếu thai phụ tăng cân không quá nhanh, các vết rạn sẽ không quá trầm trọng.
- Hay bị đau đầu: Cho dù nguyên nhân gây đau đầu là do nội tiết tố, mệt mỏi, căng thẳng; hay lí do nào khác. Hãy cố gắng thư giãn, và nếu cần uống thuốc, hãy tham vấn bác sĩ.
- Chóng mặt, ngất xỉu: Mất nước có thể gây chóng mặt. Do đó hãy bù đủ nước bằng cách uống ít nhất tám cốc nước mỗi ngày.
- Trào ngược dạ dày – thực quản: nếu thai phụ cảm thấy nóng rát ở ngực sau một bữa ăn lớn. Hãy tránh tư thế nằm sau ăn để hạn chế trào ngược.
- Đau lưng: Thai nhi ngày càng lớn dần lên và hiện tượng này hoàn toàn bình thường.
- Lời khuyên từ mẹ có kinh nghiệm: Để tăng cường năng lượng vào buổi chiều khi thai 17 tuần tuổi. Mẹ hãy tìm một chỗ để nghỉ trưa trong 15 đến 20 phút. Chợp mắt một chút vào buổi trưa, bạn sẽ thoải mái hơn khi làm việc vào buổi chiều.
Kết luận

Để quá trình bé lớn lên trong bụng mẹ được đảm bảo an toàn, khỏe mạnh nhất, mẹ bầu nên chọn cho mình các gói chăm sóc thai sản tại những bệnh viện lớn có uy tín. Hiện nay nhiều bệnh viện đang cung cấp các gói dịch vụ chăm sóc thai sản với chất lượng vượt trội.
Tại đây các bác sĩ sẽ tiến hành khám, thực hiện các xét nghiệm sàng lọc và theo dõi sức khỏe thai kỳ toàn diện, giúp mẹ nắm được đầy đủ tình trạng sức khỏe của thai nhi và nhận được những tư vấn chuyên môn tận tâm từ phía bác sĩ. Hệ thống bệnh viện được trang bị những thiết bị y tế tốt tân, không gian sang trọng, hiện đại, đem lại cảm giác thoải mái nhất cho mẹ bầu. Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Thị Hồng Ơn.
Bạn có thể xem thêm nhiều bài viết về thông tin sức khỏe tại đây!