Mỗi khi Tết đến, cứ vào ngày mùng một, bắt đầu từ đêm giao thừa hầu như không ai ra khỏi nhà mà chờ đợi để đón một vị khách đầu tiên bước chân vào nhà mình. Vị khách này sẽ là vị khách đến xông đất, đem lại niềm vui may mắn cho gia chủ trong cả năm. Điều này đã thành thông lệ hằng năm, là phong tục được người dân Việt Nam tin tưởng và duy trì trong mỗi cái Tết từ xưa đến nay. Nhưng tại sao lại có tục lệ này, tục xông đất được thực hiện như thế nào, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Tục xông đất, xông nhà
“Xông đất” còn có cách gọi khác là “đạp đất”, “xông nhà”… Tục “xông đất” đầu năm từ lâu đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng trong Tết cổ truyền của dân tộc. Nó thể hiên khát vọng của con người khi trời đất vào xuân: Khát vọng thịnh vượng, an khang, hạnh phúc!

Theo quan niệm truyền thống, sau thời điểm giao thừa thì người nào bước vào nhà của gia chủ đầu tiên cùng với lời chúc mừng năm mới thì đó là người xông đất. Thông thường gia chủ sẽ có ý định mời người nào đó xông đất cho nhà mình. Người được mời xông đất sẽ được gia chủ sẽ dựa vào sức khỏe, đức tài, sự thành đạt… để dự đoán vận hạn của gia đình mình trong năm.
Ý nghĩa của tục xông đất
Theo quan niệm dân gian. Sau thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Vận thế của vạn vật đều đổi sang một chu kỳ mới. Vận mệnh của mỗi người và ngôi nhà mà họ đang sinh sống cũng được coi là hoàn toàn thay đổi. Người bước chân vào ngôi nhà đầu tiên trong năm mới được coi là “sứ giả”. Mang theo may mắn và sự tốt lành. Cho chủ nhà cũng như các thành viên trong gia đình.
Bất cứ ai cũng muốn được người tử tế, tốt tính đến xông đất nhà mình. Họ muốn trở nên tốt lành, thiện hảo hơn năm cũ. Nếu mọi việc xảy ra suôn sẻ, may mắn trong ngày mồng Một Tết. Thì cả năm sẽ thuận lợi. Với ý nghĩa ấy nên những người đến thăm và chúc tết gia đình sau thời khắc giao thừa. Hay vào sáng mùng 1 Tết. Luôn rất quan trọng.

Tục xông đất đầu năm là mỹ tục cần lưu giữ của người Việt. Ở một khía cạnh nào đó nó mang ý nghĩa gắn chặt tình cảm và hướng thiện. Người đi xông đất có niềm vui đã làm được việc phước. Chủ nhà thì mãn nguyện. Với niềm tin gia đạo mình sẽ may mắn, an khang, thịnh vượng suốt năm.
Các quy tắc xông đất
Ở một số địa phương miền Bắc và miền Trung. Người xông nhà phải có tuổi hợp với chủ nhà và con vật đại diện của năm đó. Đặc biệt tránh tuổi “tứ hành xung”. Tuy nhiên, ở miền Nam chỉ cần những người có tên gọi mang ý nghĩa chúc phúc. Như: Phúc, Lộc, Thọ, Kim, Ngân… Hoặc người có sự thành công, thông minh, làm ăn phát đạt.
Sau thời khắc giao thừa, trong mùi hương trầm thoang thoảng ấm cúng. Nhà nhà sum họp và mở rộng cánh cửa. Người đến xông đất cùng gia chủ rót tách trà ngon. Mời nhau chiếc bánh ngọt hay uống một ly rượu. Rồi cùng cầu chúc những điều tốt đẹp cho nhau trong năm mới.
Người xông nhà chúc Tết thường lưu lại nhà gia chủ trong khoảng 10-15 phút. Tùy nhà, tùy người mà có lời chúc riêng. Nếu nhà có cha mẹ già sẽ chúc “Bách niên giai lão”; “tăng phúc tăng thọ”. Nếu là người buôn bán thì mong “buôn may bán đắt”; “làm ăn phát đạt”; “làm ăn phát tài bằng năm bằng mười năm ngoái”. Gặp trẻ em thì mừng các bé “hay ăn chóng lớn”; “học hành đỗ đạt”…
Một cách khác để xông đất sau giờ giao thừa. Là để người thân trong gia đình tự xông lấy. Người ta chọn một người “dễ vía” ra khỏi nhà từ lúc chưa hết giờ trừ tịch. Và dự lễ tại đình chùa, sau đó xin hương hái lộc. Lúc trở về nhà đã bước sang năm mới. Người này tự “xông nhà”, mang sự tốt lành về cho gia đình.
Xem thêm các bài viết của chúng tôi.