Trong văn hóa lịch sử của người dân Việt Nam, con voi giữ một vai trò và ý nghĩa không hề nhỏ. Từ trong dòng lịch sử, mỗi người con đất Việt đều biết đến sự uy nghi, dũng mãnh của Bà Trưng Bà Triệu trên lưng voi hay nhớ mãi giai điệu về “chú voi con ở Bản Đôn” mà chúng ta từng học hồi nhỏ. Voi là loài vật gần gũi với con người nhưng cũng rất oai hùng và là người bạn ở bên giúp đỡ con người, đặc biệt là người dân Tây Nguyên. Nếu đến huyện Buôn Đôn ở Tây Nguyên, bạn sẽ có dịp được tham gia lễ hội đua Voi mà họ tổ chức hàng năm và thấy rõ tài nghệ của những người dưỡng voi và tình cảm gắn bó với loài vật này.
Voi trong văn hóa người Buôn Đôn
Từ lâu đời, người M’nông ở Buôn Đôn đã biết săn bắt. Thuần dưỡng voi rừng để trở thành vật nuôi của gia đình. Đồng bào nuôi voi không chỉ để lấy sức kéo, chuyên chở hàng hóa. Mà còn coi voi như một tài sản lớn của gia đình. Có vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần. Khi voi rừng đã được thuần hóa, chủ voi sẽ tổ chức một nghi lễ nhập buôn. Kể từ đó, voi được coi như một thành viên trong gia đình, trong cộng đồng buôn làng. Được chủ voi làm lễ cúng sức khỏe hằng năm.
Theo tư liệu lịch sử tại Bảo tàng Dân tộc tỉnh Đăk Lăk. Thì ông Y Thu K’ Nul (hay còn gọi là Khu sa nup- sinh năm 1827, mất năm 1938) ở Buôn Đôn. Chính là người đã gây dựng nên nghề săn bắt. Thuần dưỡng voi rừng trở thành voi nhà của người M’nông. Trong suốt cuộc đời của mình. Ông Y Thu K’ Nul đã bắt được gần 500 con voi rừng về thuần dưỡng. Vì thế ông được người dân trong vùng tôn vinh là “Vua săn voi”.
Lễ hội đua voi
Với truyền thống săn bắt và thuần dưỡng voi rừng nổi tiếng. Từ lâu Buôn Đôn được coi như thủ phủ của loài voi. Và cũng là nơi diễn ra Lễ hội đua voi độc đáo. Lễ hội đua Voi là một trong những lễ hội văn hóa truyền thống của người Tây Nguyên. Được tổ chức 2 năm một lần vào tháng 3 dương lịch. Tại xã Krông Na, huyện Buôn Đôn. Là tháng của những con ong rừng đi lấy mật. Và cũng là thời điểm bắt đầu phát rẫy trồng nương.
Đến Buôn Đôn vào những ngày này. Du khách sẽ bắt gặp sự nhộn nhịp, náo nức của người dân diễn ra khắp các buôn làng. Những chàng quản tượng đưa voi đến vùng cỏ xanh để chăm sóc. Trong khi đó những cô gái Buôn Đôn sắm sửa lễ vật. Để thực hiện nghi lễ trong các lễ hội truyền thống cùng diễn ra với lễ hội đua voi.
Hoạt động trong lễ hội
Đây là mùa khô ráo, nắng đẹp, đường sá đi lại dễ dàng. Đồng bào Buôn Đôn mở hội đua voi cùng các lễ hội khác. Như: Đâm trâu, Văn hóa cồng chiêng, Cúng bến nước, Cúng sức khỏe cho voi… Là để chuẩn bị và cầu mong cho sự bắt đầu của một mùa vụ tốt tươi, đạt năng suất cao. Mang lại no ấm cho buôn làng. Cuộc đua voi chỉ diễn ra trong vòng 1 ngày. Với các hoạt động đua voi. Như: Voi chạy tốc độ, Voi bơi vượt sông Sêrêpốk, Voi đá bóng, Voi kéo vật nặng…
Số lượng voi tham gia từ 20 – 30 con. Trong suốt thời gian đua voi chạy, voi bơi, voi đá bóng, voi kéo vật nặng… Đàn voi thi đấu rất hăng hái nhờ sự reo hò, cổ vũ của khán giả. Sau cuộc thi tài, tất cả voi vui sướng được nhận những bó mía, nải chuối. Do Ban tổ chức và du khách ban thưởng. Riêng voi vô địch được Ban tổ chức trao tặng vòng nguyệt quế. Và được thưởng nhiều thức ăn ngon.
Lễ hội đua Voi diễn ra nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ. Và tài nghệ thuần dưỡng voi của đồng bào Tây Nguyên. Ngoài ra, đến đây du khách cũng được thưởng thức ẩm thực độc đáo. Đậm đà bản sắc của các dân tộc bản địa. Và được cưỡi voi thăm buôn làng, lội sông Sêrêpốk sang thăm rừng Yok Đôn.
Xem thêm các bài viết của chúng tôi.