Bệnh nấm lưỡi hay bệnh tưa lưỡi thường hay xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh nấm lưỡi tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé quấy khóc thường xuyên, thậm chí gây biếng ăn, bỏ bữa. Khi trẻ mắc bệnh nấm lưỡi thì có những màng giả mạc màu trắng ở niêm mạc miệng, bề mặt trên của lưỡi do nấm candida albicans gây ra. Bệnh có đặc tính là phát triển nhanh và ăn sâu vào bên trong lớp niêm mạc lưỡi, vòm họng từ đó hình thành nên những mảng giả mạc rộng, bé sẽ cảm thấy đau và khó chịu, các mảng này khó bóc mà nếu bóc sẽ gây chảy máu.
Nguyên nhân gây ra bệnh nấm lưỡi

Nấm lưỡi thường xảy ra ở giai đoạn từ sơ sinh đến khi trẻ 9-10 tuổi, cũng có thể ở trẻ 15 tuổi.
Ngoài những tổn thương miệng như trên, trẻ sơ sinh có thể gặp khó khăn khi ăn, dễ kích động và cáu kỉnh. Bé có thể truyền cho mẹ trong quá trình bú, sau đó nhiễm nấm có thể lây nhiễm qua lại giữa ngực của mẹ và miệng của bé.
Bệnh do nhiều loại nấm gây ra, nhưng chủ yếu vẫn là candids albican. Đây là một loại nấm men thường có trong khoang miệng của trẻ khi vệ sinh không tốt hoặc sức đề kháng kém, nấm sẽ phát triển, gây bệnh.
Dấu hiệu nhận biết bệnh nấm lưỡi
Khi trẻ bị nấm lưỡi, biểu hiện ban đầu là những chấm trắng hình tròn, sau đó lan rộng thành mảng trắng trên mặt lưỡi. Nếu để lâu, nấm sẽ lan ra khắp lưỡi, làm mất vị giác, khiến trẻ biếng ăn, không ăn được, khó bú, bỏ bú và quấy khóc do đau. Có những trường hợp nặng, nấm lan xuống đường ruột, gây tiêu chảy kéo dài, rất nguy hiểm. Một số trường hợp cha mẹ tự gậy những chấm trắng này ra sẽ gây chảy máu; dẫn đến nhiễm khuẩn, rất nguy hiểm.
Khi có các dấu hiệu của bệnh; cần đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời tránh để nặng. Cha mẹ không được tự ý dùng mật ong tưa lữa cho trẻ; vì trong mật ong có chấtbotulium, dễ gây ngộ độc cho trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Lưu ý phân biệt giữa tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh với cặn sữa:
- Khác với tưa lưỡi, cặn sữa thường xuất hiện sau mỗi lần trẻ bú mẹ hay uống sữa. Cặn sữa xuất hiện dưới dạng các chấm nhỏ màu trắng dễ bong; và trôi khi nuốt nước bọt hay uống nước;
- Cặn sữa không gây đau đớn, không chảy máu, không làm trẻ khó chịu quấy khóc;
- Cặn sữa nếu để lớp dày sẽ có ảnh hưởng đến vị giác nhưng không nhiều. Hiện tượng này hết khi lấy hết cặn sữa ra ngoài.
Hướng dẫn cách phòng bệnh nấm lưỡi
Việc đề phòng bệnh nấm lưỡi ở trẻ cần phải vệ sinh khoang miệng và lưỡi đúng cách sau khi cho bé ăn.
Thường dùng nước lọc để cho trẻ uống, làm sạch khoang miệng và lưỡi ngay sau khi ăn. Có thể dùng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% để súc miệng cho trẻ.
Với bé sơ sinh, cần dùng gạc mềm và sạch, thấm nước muối sinh lý để lau lưỡi cho bé. Với bé lớn, phải hướng dẫn bé cách đánh răng và súc miệng sau khi ăn. Không cho ăn vặt, ăn bánh kẹo, nước ngọt vào buổi tối; điều này nhằm để tránh tạo điều kiện cho nấm lưỡi phát triển.