Đám cưới là một trong những sự kiện đặc biệt nhất trong cuộc đời một con người, là ngày lễ chan chứa niềm vui, niềm hạnh phúc của cô gái và chàng trai, biểu thị sự bắt đầu chính thức của một gia đình mới lập. Khi hai người kết hôn, giấy hôn thú là sự xác nhận chính thức của pháp luật còn đám cưới chính là một nghi thức biểu hiện cho đời sống văn hóa đặc trưng của người dân mỗi vùng. Ở Việt Nam, mặc dù hiện tại đám cưới đã có nhiều điểm du nhập từ phương Tây cho tinh giản, thuận tiện nhưng vẫn giữ những phong tục riêng không thể mất đi, đặc biệt là ở các làng quê. Hôm nay chúng ta hãy ghé về vùng quê miền Bắc để xem những nét thú vị trong văn hóa đám cưới miền Bắc nhé!
Thời gian đám cưới ở miền Bắc
Theo suốt chiều dài của thời gian và những luồng giao thoa văn hóa mới. Đám cưới ở các vùng miền Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Đặc biệt ở thành thị và các vùng quê. Đám cưới có những điểm khác nhau rõ rệt. Nếu như ở thành thị với sự du nhập các văn hóa phương Tây. Đã làm cho đám cưới có nhiều nét Tây hóa thường diễn ra tại các trung tâm tiệc cưới. Thì ở những miền quê Việt Nam. Đa số vẫn tự nấu cỗ tại nhà. Và vẫn thấm đẫm những giá trị văn hóa truyền thống được lưu truyền lại từ bao đời.

Đám cưới ở quê thường bắt đầu trước ngày đón dâu 2 đến 3 ngày. Một ngày dựng rạp, trang trí nơi tổ chức liên hoan và làm lễ. Một hoặc 2 ngày tiếp theo là ăn uống liên hoan. Và ngày thứ 3 là đưa đón cô dâu và tổ chức dọn dẹp. Hai họ nhà trai và gái đều tổ chức tiệc riêng tại nhà. Điều thú vị trong đám cưới ở đây là. Đến ngày đón dâu về nhà chồng. Thì những người thân bên nhà gái sẽ ở lại dùng cơm thân mật với nhà trai. Vì vậy, về cơ bản cả nhà cô dâu và nhà chú rể đều phải chuẩn bị đám cưới ở quê của mình.
Các nghi lễ truyền thống
Đám cưới ở các miền quê không chỉ rất chú trọng đến các nghi lễ truyền thống. Điều thú vị trong đám cưới đó là tục lệ cưới của từng vùng miền khác nhau. Nếu chú rể và cô dâu ở hai miền khác nhau. Việc chuẩn bị cho các nghi lễ truyền thống sẽ vất vả hơn. Dễ gây tranh cãi, bất đồng trong quá trình thống nhất mọi thứ giữa hai nhà thông gia.
Với người miền Bắc phong tục cưới hỏi không thể thiếu 4 nghi lễ chính:
- Lễ dạm ngõ hay lễ chạm ngõ là nghi lễ khởi đầu cho phong tục cưới hỏi của người Kinh. Đây là nghi lễ đặc biệt quan trọng. Và không thể bỏ qua trong đám cưới truyền thống của người miền Bắc.
- Sau lễ chạm ngõ là lễ ăn hỏi hay còn gọi là lễ nạp tài. Nghi lễ này như một lời thông báo chính thức của 2 bên gia đình về việc hứa gả con cái.

- Sau lễ ăn hỏi từ 3 ngày đến 1 tuần. Lễ cưới sẽ được tổ chức vào ngày lành tháng tốt. Mà 2 bên gia đình đã lựa chọn và thống nhất trước đó. Nhà trai sẽ chính thức rước cô dâu về nhà.
- Sau khi kết thúc lễ cưới, người miền Bắc sẽ có thêm nghi lễ lại mặt. Lễ lại mặt được tổ chức ấm cúng bao gồm các thành viên 2 bên gia đình. Lễ lại mặt thể hiện sự hiếu thảo của cô dâu, chú rể với gia đình nhà gái.
Đặc điểm phong cách, quy mô tiệc cưới
Vì không cưới ở nhà hàng như ở thành phố. Mà đãi tiệc ngay tại nhà cô dâu chú rể. Nên việc phông bạt trong đám cưới ở quê là điều quan trọng không thể thiếu. Gia đình bạn có thể mượn những không gian đất trống gần nhà. Như trường học, cơ quan, sân bóng… để dựng rạp. Rạp tại nông thôn thường lớn. Chứa được ít nhất từ 100 người tới vài trăm người. Nên cần dựng chắc chắn. Vừa để che mưa nắng, vừa là nơi đặt tiệc đãi khách.
Đám cưới tại quê không cầu kỳ với hoa tươi, đèn nến lung linh như ở thành phố. Nhưng bạn vẫn phải chuẩn bị những phụ kiện trang trí tối thiểu. Như chữ “Hỷ” đỏ, bảng tân hôn và vu quy, cổng bóng, cổng hoa.
Điều thú vị trong đám cưới tại các tỉnh đa số đều do người thân trong nhà tới giúp chuẩn bị. Trong khi đó, tiệc ở đám cưới tại thành phố đã có nhà hàng lo trọn gói. Vì thế, với đám cưới tại thành phố. Cô dâu chú rể sẽ thảnh thơi hơn về mặt tự tay chuẩn bị mọi thứ. Nhưng bù lại, đám cưới sẽ tốn kém hơn. Do phải chi cho nhiều dịch vụ khác nhau.
Hy vọng rằng bài viết trên đây sẽ giúp các bạn hiểu thêm được. Về phong tục cưới của các vùng quê miền Bắc. Và có thêm ý tưởng độc đáo, mới lạ cho đám cưới của chính mình. Hoặc chỉ đơn giản là để cảm nhận rõ nét đặc sắc trong văn hóa truyền thống của ông cha.