Bệnh táo bón thường xảy ra ở những trẻ em có chế độ ăn uống không đủ nước và chất xơ. Đây được xem là những chất cần thiết giúp cho nhu động ruột được dễ dàng hơn. Do dó, những trẻ hay ăn đồ ăn sẵn, thức ăn nhanh, phô mai, bánh mì, thịt thì thường dễ bị bệnh táo bón. Ngược lại, nếu trẻ có chế độ ăn nhiều loại hoa quả, rau củ hay ngũ cốc nguyên hạt sẽ tránh được tình trạng phân bị cứng và khô. Ngoài ra một số loại thuốc chống suy nhược và thuốc bổ sung sắt cũng gây ra tình trạng táo bón ở trẻ em. Hãy cùng theo dõi bài viết được chia sẻ bên dưới để biết được cách phòng chống bệnh táo bón ở trẻ em.
Hiểu thế nào về bệnh táo bón ở trẻ em?
Táo bón là một vấn đề về tiêu hóa phổ biến ở trẻ trong độ tuổi từ 0-5 tuổi. Trong đó sự vận động đường ruột khó khăn dẫn tới tình trạng khó đi tiêu; phân khô cứng, phải rặn mạnh; thời gian đi tiêu lâu hoặc số lần đi tiêu ít…
Trẻ được chẩn đoán táo bón nếu đi tiêu ít hơn 3 lần/ tuần; với trẻ sơ sinh là 2 lần/ngày. Khi đi tiêu trẻ thấy đau đớn, căng thẳng do phân khô cứng, gồ ghề và phải gắng sức. Các trường hợp táo bón nghiêm trọng, thậm chí có thể thấy vết máu trong phân của trẻ.
Trên thực tế, 90-95% trường hợp táo bón gặp ở trẻ em là táo bón chức năng. Táo bón chức năng thường không tìm thấy những bất thường đường tiêu hóa, không có tổn thương thực thể. Những nguyên nhân chủ yếu gây nên táo bón ở trẻ em do: Chế độ ăn ít chất xơ; uống không đủ nước; lười vận động; trẻ không chịu đi tiêu. Khi hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển toàn diện; hay khi sử dụng sữa công thức không phù hợp. Táo bón cũng có thể xảy ra đối với cả trẻ sơ sinh.
Hướng dẫn cách phòng bệnh táo bón ở trẻ em hiệu quả
Sử dụng các thuốc thụt tháo hoặc các thuốc nhuận tràng làm mềm phân là lựa chọn đầu tiên của mẹ để giúp trẻ đi tiêu thuận lợi. Thụt tháo thường xuyên khiến tổn thương hậu môn; làm mất phản xạ đi tiêu của trẻ và gây lệ thuộc thuốc. Sử dụng các thuốc nhuận tràng dài ngày có thể dẫn tới mất nước và điện giải do đó hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe của trẻ. Để phòng ngừa táo bón cho trẻ, nên thực hiện một số biện pháp sau:
- Bổ sung chất xơ tự nhiên: Khoảng 10-15g chất xơ trong chế độ ăn là tốt với tình trạng táo bón của trẻ. Bổ sung chất xơ cho con bằng chế độ ăn nhiều rau quả; các loại hạt đậu hay ngũ cốc nguyên cám; hoặc các loại nước ép rau quả.
- Uống nước thường xuyên: Trẻ cần cung cấp đầy đủ chất lỏng mỗi ngày. Trẻ thường không thích nước lọc; do đó sữa, nước ép trái cây có thể là những lựa chọn thay thế thích hợp.
- Rèn luyện thói quen đi vệ sinh: Khuyến khích và rèn luyện cho trẻ thói quen đi vệ sinh khoảng 5-10 phút sau mỗi bữa ăn. Điều này giúp lấy lại phản xạ đi tiêu cho trẻ; hoàn toàn có lợi cho sức khỏe tiêu hóa của trẻ.
- Tăng cường vận động: Vận động cơ thể cũng giúp cho vận động ruột trơn tru và hiệu quả. Đối với trẻ sơ sinh, các mẹ có thể áp dụng những bài tập nhẹ nhàng; đặt con ở tư thế nằm, giữ chân co đầu gối và nhẹ nhàng di chuyển chân của bé như đang đạp xe. Với trẻ lớn hơn thì khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời cũng như tham gia các môn thể thao, tránh việc để cho trẻ ngồi quá lâu.
Lời kết
Để hạn chế việc trẻ nhỏ bị táo bón cũng như phải bắt buộc sử dụng kháng sinh; nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời, bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu; như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,… Giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề về tiêu hóa.