Đau mắt hột là một bệnh nhiễm khuẩn có ảnh hưởng rất lớn đến mắt. Bệnh có thể lây lan nếu trẻ tiếp xúc với người bệnh qua một số đường như tiếp xúc với mắt, mí mắt và mũi hoặc cổ họng. Đặc biệt bệnh cũng có thể truyền bằng cách dùng chung với những người nhiễm bệnh như dùng chung khăn mặt.
Bệnh dễ mắc phải nếu trẻ sống trong môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm mất vệ sinh. Đau mắt hột ở trẻ nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây biến chứng và ảnh hưởng lớn đến thị lực của trẻ. Chính vì vậy để ngăn cản các vấn đề có thể xảy ra, bố mẹ nên tìm kiếm cách phòng bệnh cho trẻ em. Dưới đây là một số thông tin về bệnh cũng như biện pháp phòng ngừa, bố mẹ có thể tìm hiểu để có thêm kiến thức chăm sóc trẻ.
Mục lục
Nguyên nhân của bệnh đau mắt hột
Bệnh đau mắt hột là xem là một viêm mạn tính của kết mạc và giác mạc. Nguyên nhân bệnh đau mắt hột là do là vi khuẩn Chlamydia Trachomatis, vi khuẩn này có khả năng gây bệnh ở mắt, đường sinh dục người trưởng thành, đường hô hấp và phổi ở trẻ em. Ngoài ra, nhiều tác nhân vi vinh vật khác cũng có thể gây bệnh mắt hột như:
Điều kiện sống thấp và đông đúc: Điều kiện sống thấp khiến các vi khuẩn lây nhiễm sinh sống và phát triển nhanh hơn hoặc sống trong điều kiện không gian hẹp cũng có nguy cơ lây nhiễm cao hơn.
Vệ sinh và điều kiện vệ sinh kém: Tình trạng vệ sinh kém và thiếu vệ sinh, đặc biệt ở mắt khiến dễ mắc bệnh hơn. Bên cạnh đó, việc không có nhà vệ sinh hoặc sống tại nơi có nhiều côn trùng như ruồi, muỗi khiến bệnh dễ lây lan hơn.

Các triệu chứng điển hình của bệnh đau mắt hột
Biểu hiện xuất hiện thường cả 2 bên mắt bao gồm các triệu chứng như:
- Ngứa mắt nhẹ, sưng mí mắt, kích ứng mắt và mí mắt.
- Có nhiều gỉ mắt chứa nhiều nhầy hoặc dịch mủ.
- Cảm giác đau mắt, nhạy cảm với ánh sáng, chảy.
- Xuất hiện hột ở mắt: Là những tổ chức hình tròn, hơi nổi lên, màu xám trắng và có mạch máu ở phía trên. Vị trí thường xuất hiện ở kết mạc mi trên hoặc có thể kết mạc mi dưới, cùng đồ, rìa giác mạc. Thường có nhiều hột, kích thước có thể không đều, từ 0,5-1mm.
- Xuất hiện nhú gai với đặc điểm: Là những khối có hình đa giác, màu hồng, có 1 trục mạch máu ở giữa, toả ra các mao mạch ở xung quanh.
- Sẹo: Xuất hiện điển hình là ở kết mạc mi trên, là những dải xơ trắng hình sao, có nhánh hình thành dạng lưới. Đây là tổn thương chứng tỏ bệnh mắt hột đã tiến triển lâu. Khi có sẹo ở kết mạc mi trên sẽ làm cho lông mi bị mọc ngược vào, chà xát vào giác mạc gây tổn thương, viêm nhiễm tái phát ảnh hưởng tới thị lực.
Các giai đoạn mắc bệnh đau mắt hột trẻ em
Bệnh đau mắt hột sau khi bị vi khuẩn xâm nhập phát bệnh sớm. Lúc đầu, bệnh đau mắt hột có thể gây ngứa nhẹ và kích ứng mắt và mí mắt. Sau đó, mí mắt có thể bị sưng và mủ chảy ra từ mắt. Bệnh đau mắt hột nếu không được điều trị có thể dẫn đến mù lòa. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên phổ biến nhất là trẻ từ 3 đến 5 tuổi.
Quá trình phát bệnh ở trẻ nhỏ
- Vi khuẩn xâm nhập vào mắt trong khoảng từ 5 – 12 ngày.
- Vi khuẩn gây viêm mí và màng của mắt khiến mắt sưng, đỏ hồng, ngứa ngáy khó chịu.
- Khi mí mắt sưng có thể làm lông mi quặm vào trong, cọ xát vào tròng mắt tạo thêm vết sẹo, làm mờ mắt hay mù mắt…
- Đau mắt hột nếu không chữa sẽ tạo thành các vết sẹo trong mí và mắt…

Các biến chứng của bệnh đau mắt hột trẻ em
- Gây kích thích mắt, đỏ mắt và mí mắt.
- Mắt khó chịu, để lại sẹo giác mạc.
- Giảm thị lực.
- Giác mạc mờ đục dẫn đến mù lòa…
Cách điều trị bệnh đau mắt hột
- Vệ sinh mắt hàng ngày bằng nước ấm (pha chút muối).
- Nhỏ mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
- Sử dụng thuốc tra mắt đặc trị hoặc thuốc mỡ.
- Uống thuốc bổ hỗ trợ thị lực cho mắt…
Lưu ý: bệnh nhân sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Hướng dẫn Phương pháp phòng ngừa đau mắt hột cho trẻ
Để phòng bệnh đau mắt hột cho trẻ, phụ huynh cần đặc biệt chú ý tới vấn đề vệ sinh cho trẻ.
- Giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ.
- Sử dụng nguồn nước sạch.
- Cho trẻ rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, ngủ…
- Nhắc nhở trẻ không được rụi mắt (tránh đưa vi khuẩn từ tay vào mắt).
- Vệ sinh mắt, nhỏ mắt cho trẻ bằng dung dịch Natri clorid 0,9% sau khi đi chơi, đi du lịch …
- Khi lớp học có trẻ bị đau mắt hột, cần cách ly trẻ (cho trẻ nghỉ học) để tránh bệnh lây lan.
- Khi có dịch đau mắt, không cho trẻ đi bơi ở các bể bơi công cộng để tránh lây nhiễm.
- Bổ sung những thực phẩm giàu vitamin A có tác dụng bổ mắt như: cà rốt, bí đỏ, gấc…
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho trẻ…

Tổng kết
Theo thống kê, trên thế giới có khoảng 80 triệu người mắc bệnh đau mắt hột. Đa số người nhiễm bệnh là trẻ em. Tổ chức y tế thế giơi ước tính có khoảng 2 triệu người bị mù do các biến chứng của bệnh đau mắt hột. Bệnh thường gặp ở các nước đang phát triển: Châu phi, Đông Nam Á. Đặc biệt là các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới… bệnh thường hay diễn ra.
Nguyên nhân gây đau mắt hột do vi khuẩn Chlamydia trachomatis, vệ sinh kém, nguồn nước không hợp vệ sinh, do lây nhiễm từ người, ký sinh trùng….Vì vậy, để bảo vệ mắt chúng ta cần vệ sinh sạch sẽ môi trường sống; giữ gìn vệ sinh nguồn nước; nhắc nhở trẻ không dụi mắt; rửa tay sạch sẽ để loại bỏ bụi bẩn trước khi ăn, khi ngủ…Khi trẻ có biểu hiện đau mắt hột: mắt sưng đỏ, ngứa ngáy, khó chịu…cần đưa trẻ đến bác sỹ nhãn khoa đề khám và điều trị dứt điểm căn bệnh này.