Ho khan theo từng cơn ở trẻ nhỏ gây ra bởi các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên (vùng mũi và cổ họng của trẻ), như bệnh cảm cúm hay cảm lạnh. Bên cạnh đó ho khan cũng có khả năng là dấu hiệu sớm của bệnh viêm đường hô hấp dưới, như bệnh viêm phế quản hoặc thậm chí là viêm phổi. Việc trẻ nhỏ thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá từ người lớn cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho khan ở trẻ. Khi bệnh ho khan ở trẻ kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của trẻ. Người lớn cần tìm hiểu những nguyên nhân gây bệnh ho khan ở trẻ, từ đó có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu cho trẻ.
Mục lục
Ho khan ở trẻ nhỏ và nguyên nhân gây ra
Ho khan là triệu chứng của nhiều loại bệnh. Ho kéo dài sẽ làm sức khỏe của trẻ giảm đi và cuộc sống của trẻ gần như bị đảo lộn, làm trẻ thức giấc về đêm, ăn không ngon, cảm thấy lo lắng, buồn rầu, stress, học tập giảm sút…
Nhiều trẻ em bị ho khan kéo dài hơn có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
- Chảy dịch mũi: Khi chất nhầy dư thừa hình thành trong khoang mũi của trẻ bị nhỏ giọt xuống phía sau cổ họng; theo thời gian nó kích thích các dây thần kinh phía sau cổ họng và gây ho khan.
- Ô nhiễm không khí: Ô nhiễm không khí cũng có thể kích thích phía vùng sau cổ họng; điều này gây ra ho khan ở trẻ.
- Mắc các bệnh đường hô hấp: Khi bị viêm khí quản, hen suyễn bé thường có triệu chứng ho. Đặc biệt khi nằm ho sẽ nặng hơn do các chất nhầy sẽ bám ở mặt sau của cổ họng.
- Viêm phổi: các triệu chứng bệnh gồm: Cảm giác ớn lạnh, khó thở, sốt, run rẩy và ho kéo dài. Nguyên nhân chủ yếu do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Trẻ dễ mắc viêm phổi khi bị lây nhiễm ở trường học, khu vui chơi…
- Trào ngược dạ dày – thực quản: Ợ nóng là nguyên nhân phổ biến gây ho mạn tính ở cả người lớn và trẻ em. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là khi axit từ dạ dày bị rò rỉ ngược trở lại đường ống thực phẩm.
- Một số nguyên nhân khác: Do sặc sữa hay do mắc dị vật. Với trường hợp này cha mẹ nên tìm biện pháp để lấy vật lạ càng sớm càng tốt.
Biện pháp phòng bệnh ho khan ở trẻ
- Chích ngừa cảm cúm cho trẻ để phòng ngừa cúm và các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.
- Cho con ăn đủ chất, nhất là các loại trái cây giàu vitamin C như bưởi, quýt, cam… Để cải thiện hệ thống miễn dịch của trẻ.
- Không sử dụng điều hòa ở mức nhiệt quá qua thấp so với môi trường bên ngoài.
- Cho trẻ đeo khẩu trang khi ra đường để tránh bụi bẩn và các nguồn virus, vi khuẩn gây bệnh.
- Trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh hãy tập cho bé rửa tay sạch sẽ.
- Không để trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh.
Hướng dẫn những cách chăm sóc trẻ bị ho kéo dài
Trong trường hợp trẻ bị bệnh ho khan kéo dài, cha mẹ có thể thực hiện theo những hướng dẫn sau:
- Cho trẻ uống nhiều nước để giảm ho, làm dịu họng và giúp loãng đờm hiệu quả.
- Hàng ngày cần vệ sinh mũi họng bằng nước muối từ 2-3 lần
- Cho trẻ uống nước trà ấm loãng, trà gừng
- Chỉ sử dụng thuốc ho khi trẻ bị ho quá nhiều; hoặc gây ra hậu quả xấu như bé bị đau ngực, mất ngủ, nôn ói,…
- Sử dụng thuốc trị ho phù phù hợp với lứa tuổi và tính chất cơn ho của trẻ. Tuy nhiên không tự ý cho con dùng các loại thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Lời kết
Một khi đã tìm hiểu rõ các nguyên nhân khiến trẻ bị ho khan, triệu chứng cụ thể về bệnh ho khan của bé; các bậc cha mẹ sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định phương hướng; để có thể thăm khám chuyên khoa và điều trị thích hợp nhất cho con em mình.