Giai đoạn bắt đầu ăn dặm là giai đoạn mà bé nào cũng trải qua trong cuộc đời và một chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh đóng vai trò rất quan trọng giúp bé phát triển toàn diện từ thể chất đến trí não. Ăn dặm là quá trình trẻ khám phá thế giới thực phẩm khác ngoài sữa mẹ và hình thành thói quen ăn uống sau này. Vậy những thực phẩm bố mẹ nên cho con làm quen khi ăn dặm là gì?
Khi trẻ tròn 6 tháng tuổi và bắt đầu ăn dặm, cha mẹ nào cũng băn khoăn không biết đâu là phương pháp ăn dặm phù hợp, đâu là thực phẩm bổ dưỡng nhất cho trẻ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đây là những món ăn dặm rất tốt cho bé ăn dặm và bố mẹ nên cho bé thử càng sớm càng tốt. Vậy loại thực phẩm nào tốt nhất cho quá trình ăn dặm của trẻ, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Mục lục
Quả mọng nước
Trẻ nhỏ sẽ thích nếm thử những đồ ăn có màu sắc sặc sỡ, nên các loại quả mọng có màu đỏ thẫm rất hợp với trẻ khi ăn dặm. Một vài lát cherry đã cắt khỏi hạt, quả dâu tây chẻ nhỏ, quả mâm xôi… đều nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho trẻ.
Các món ăn từ cá hồi
Não bộ của trẻ nhỏ luôn cần bổ sung DHA, là một loại chất béo omega-3 để phát triển và tăng khả năng nhận thức. Thật tuyệt là cá hồi chứa rất nhiều chất béo này nên bố mẹ hãy cho trẻ ăn cá hồi ít nhất một lần mỗi tuần. Bố mẹ có thể làm món cá hồi áp chảo, cháo hoặc súp cá hồi, cơm trộn ruốc cá hồi đều ngon.
Các loại hạt
Một nghiên cứu khoa học đã khẳng định rằng nếu cho trẻ ăn lạc từ trước khi 1 tuổi thì sẽ làm giảm nguy cơ bị dị ứng lạc. Ngay cả với trẻ có nguy cơ dị ứng cao, bố mẹ cũng nên cho trẻ làm quen thử xem. Nhưng bố mẹ nhớ không bao giờ cho trẻ ăn hạt lạc còn nguyên, hoặc một thìa lớn bơ lạc vì dễ gây ngạt thở cho trẻ nhỏ.
Thay vào đó, hãy nghiền nhỏ lạc, phết lớp bơ lạc mỏng lên một lát bánh mì mềm để trẻ nhấm nháp. Bố mẹ cũng nên chờ khi trẻ ăn dặm được vài tháng, đã làm quen với nhiều thực phẩm khác trước khi thử ăn lạc.
Các món có hành tây và tỏi
Chắc chắn nhiều bố mẹ không nghĩ đến việc cho hành tây và tỏi vào thực đơn ăn dặm. Thế nhưng khi nấu súp hay cháo, bố mẹ có thể cho một chút xíu hành tây, tỏi, hành lá vào để trẻ làm quen với mùi vị nhé. Nếu muốn con trở thành một đứa trẻ yêu thích ăn uống, sẵn sàng thử các món ăn đa dạng thì bố mẹ hãy cho thêm các loại rau củ gia vị vào đồ ăn dặm.
Các loại rau củ
Ai cũng biết rau lá xanh có cực nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Thế nhưng không phải trẻ nhỏ nào cũng sẵn sàng ăn rau lá xanh, nhất là trong thời kỳ ăn dặm. Nhưng bố mẹ đừng vội bỏ cuộc, mà hãy tìm nhiều cách khác nhau để dụ trẻ làm quen với rau củ. Bố mẹ có thể nấu cháo hay súp rau với thịt, tôm, hải sản để có hương vị dễ ăn hơn chẳng hạn.
Ăn nhiều thịt bò
Thịt bò chứa rất nhiều chất đạm, kẽm và là nguồn dinh dưỡng siêu bổ cho trẻ nhỏ. Súp thịt bò cùng với khoai tây, cà chua; rau xanh là món ăn vừa thơm ngon vừa đủ chất trong thực đơn ăn dặm.
Các loại ngũ cốc
Không có lý do gì để bố mẹ ngần ngại tập cho con ăn ngũ cốc cả. Hãy để trẻ thử các món làm từ hạt quinoa; gạo lứt, yến mạch và nhiều loại ngũ cốc khác. Chúng chứa rất nhiều chất xơ và có nhiều mùi vị dễ ăn cho trẻ.
Bí đao nghiền nhuyễn
Bí đao nghiền nhuyễn là món ăn dặm đã có từ lâu; và luôn được trẻ yêu thích vì ngọt ngào dễ ăn. Bí đao còn cung cấp rất nhiều vitamin A cho trẻ.
Trứng gà
Trứng đúng là thực phẩm tuyệt vời dành cho trẻ ăn dặm khi rất dồi dào chất đạm; chất béo lành mạnh cùng choline tốt cho mắt. Chưa kể trứng còn dễ nấu thành rất nhiều món khác nhau; và trẻ nào cũng thích ăn trứng nữa chứ.
Đậu lăng giàu chất sắt
Khi tìm kiếm thực phẩm giàu chất sắt, chúng ta thường nghĩ đến thịt bò; nhưng hóa ra đậu lăng cũng tốt chẳng kém. Đậu lăng rất dễ kết hợp với các loại thực phẩm khác để tạo thành món ăn thơm ngon; dễ ăn và vô cùng bổ dưỡng.
Khoai lang
Khoai lang là loại thực phẩm giàu vitamin A một dưỡng chất cần thiết đối với đôi mắt của trẻ; và beta-carotene – tiền chất của vitamin A, cung cấp một lượng lớn vitamin A cho cơ thể. Bên cạnh đó, loại thực phẩm này không chỉ tốt cho mắt; hệ thần kinh mà còn có chức năng ngăn ngừa táo bón cho bé.
Bí đỏ
Quả bí đỏ cứng có vỏ màu cam hoặc màu vàng; và chúng đều mang lại nhiều lợi ích cho trẻ như: tăng cường khả năng miễn dịch, diệt giun sán; phòng trừ ung bướu, thúc đẩy cơ thể bé phát triển,… Một trong số đó là chúng đặc biệt giàu beta-carotene, được công nhận là rất tốt cho mắt. Một lưu ý nhỏ là đừng nên cho trẻ ăn quá nhiều bí đỏ.