Thoái hoá cột sống thắt lưng (Spondylosis) được biết là một bệnh khi đĩa đệm và khớp bị thoái hóa, xương phát triển ở trên đốt của cột sống. Nó khiến người bệnh đau, hạn chế vận động bởi do các dây thần kinh và các chức năng khác bị ảnh hưởng. Bệnh gây ra rất nhiều phiền toái trong cuộc sống của người mắc phải. Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng trong việc ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh thoái hoá cột sống thắt lưng. Cùng chúng tôi tìm hiểu nhóm thực phẩm thích hợp cho người bệnh thoái hóa cột sống qua bài viết sau bạn nhé!
Mục lục
Triệu chứng và nguyên nhân bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
Hầu hết những người bị bệnh thoái hoá cột sống liên quan đến tuổi không gặp bất kỳ triệu chứng nào. Một số người có triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng trong một thời gian dài, nhưng sau đó lại biến mất. Đôi khi, chỉ cần di chuyển đột ngột có thể làm các triệu chứng xuất hiện.

Các triệu chứng phổ biến là cứng khớp và đau nhẹ trở nên càng nặng hơn sau khi không cử động hay hạn chế vận đồng trong một thời gian dài như ngồi quá nhiều.
Các triệu chứng nghiêm trọng hơn bao gồm:
- Yếu ở tay hoặc chân
- Sự phối hợp giữa tay và chân kém
- Co thắt cơ bắp và đau
- Đau đầu
- Mất thăng bằng và đi lại khó khăn
- Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột
Nguyên nhân của thoái hoá cột sống do sụn khớp và đĩa đệm phải chịu áp lực lớn thường xuyên và diễn ra trong một thời gian dài dẫn đến hậu quả là sụn, phần xương dưới sụn bị tổn thương, giảm hoặc mất tính đàn hồi của đĩa đệm, xơ cứng dây chằng.
Nhóm thực phẩm ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh
Các loại thực phẩm giàu canxi
Canxi giúp tái tạo khung xương, khiến cột sống chắc khoẻ, ngăn ngừa bệnh thoái hoá cột sống thắt lưng. Canxi thường có trong các loại hải sản như tôm, cua, đậu nành và các loại rau màu xanh đậm. Tuy nhiên, các khuyến cáo cho rằng người mắc bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng nên sử dụng canxi có nguồn gốc từ thực vật. Các loại hải sản tuy nhiều chất dinh dưỡng nhưng sử dụng thường xuyên có khả năng gây bệnh gout.

Một trong những thực phẩm giàu canxi và dễ hấp thu chính là sữa. Người bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng có thể uống sữa có nguồn gốc động vật hoặc thực vật đều rất tốt. Nên chọn các loại sữa có nhiều canxi, ít béo và phù hợp với lứa tuổi của mình.
Một số thực phẩm giàu Chondroitin và Glucosamine
Glucosamine và Chondroitin có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. Glucosamine có tác dụng giảm đau, đẩy mạnh quá trình tái tạo và sản xuất sụn. Chondroitin lại là thành phần chính của sụn lót đệm ở các khớp xương. Tăng cường chodroitin không chỉ giúp giảm đau mà còn tăng khả năng đàn hồi của sụn khớp.
Glucosamine và Chondroitin có nhiều trong nước hầm xương và sụn của thịt heo, gà. Người ăn chay có thể bổ sung các chất này thông qua các thực phẩm khác ngoài thịt như đậu phộng, hạt hạnh nhân, bắp cải, cải bó xôi và các loại rau lá xanh.
Ngoài ra, người mắc bệnh thoái hoá cột sống thắt lưng có thể tham khảo thêm các loại chế phẩm khác để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Người bệnh có thể sử dụng thêm các loại thực phẩm chức năng; hoặc dược phẩm theo sự tư vấn của bác sĩ điều trị. Không nên tự ý sử dụng các chế phẩm này một cách tuỳ tiện và trong thời gian quá dài.
Các thực phẩm giàu vitamin thuộc nhóm C, D, K
Vitamin rất quan trọng và cần thiết đối với người mắc bệnh thoái hoá cột sống vị trí thắt lưng; đặc biệt là vitamin nhóm C, D, K. Người bệnh có thể bổ sung các vitamin này hàng ngày thông qua các thực phẩm rất dễ tìm.
Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây có vị chua như: cam, chanh, dâu tây… Nó có tác dụng tích cực trong việc xây dựng các mô liên kết và collagen. Ngoài ra, vitamin C còn giúp người bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng tăng sức đề kháng và sự dẻo dai của cột sống.

Vitamin D chủ yếu có trong các loại đậu như đậu nành, ngũ cốc, lòng đỏ trứng và nấm. Vitamin D giúp cơ thể sử dụng tốt canxi và phốt pho; để hình thành và duy trì hệ xương khớp vững chắc; ngăn ngừa bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng.
Vitamin K có tác dụng giảm đau, bảo vệ các bao khớp và đầu xương. Ngoài ra nó còn có vai trò chống loãng xương và sỏi thận. Có thể bổ sung nhóm dinh dưỡng nhóm này thông qua các loại rau hay dầu oliu. Những loại rau giàu vitamin K có thể kể đến: bó xôi, bắp cải, húng quế, cải xoăn…
Lời kết
Các món ăn chế biến cho người bệnh thoái hoá cột sống vị trí thắt lưng cần lưu ý đến sự thanh đạm. Cách chế biến hợp lý nhất luộc hoặc hấp, giúp tránh hao hụt chất dinh dưỡng sau khi nấu. Cần hạn chế các phương pháp xào và rán với quá nhiều chất béo và gia vị. Các thức ăn nhiều dầu mỡ không chỉ không tốt cho xương khớp mà còn gây ra tình trạng khó tiêu hoá.
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh thoái hoá cột sống thắt lưng rất cần được chú trọng; để quá trình điều trị có kết quả tốt nhất. Hãy xây dựng một chế độ ăn uống thật khoa học để có được một khung xương thật chắc khoẻ bạn nhé.