Quả cà chua rất giàu vitamin và chất chống oxy hóa, nhưng không phải ai cũng biết tác dụng tuyệt vời của nó. Hãy cùng xem cà chua cho bà bầu ăn có tốt hay không và mốt số lưu ý ăn cà chua để mẹ đẹp, con khỏe nhé.
Từ lâu, cà chua đã được biết đến với hàm lượng vitamin và khoáng chất cao. Trung bình một quả cà chua đỏ mọng chứa nhiều: Vitamin A, Vitamin C, Vitamin B1, Vitamin B2, Vitamin K, Canxi, Phốt pho và Sắt. Cà chua mang lại nhiều công dụng tuyệt vời mà không phải bà bầu nào cũng biết. Hãy cùng brumdir tìm hiểu tác dụng của cà chua đối với bà bầu nhé!
Mục lục
Đẹp da vào mùa hanh khô
Tiết trời giao mùa khiến làn da của phần đông chị em phụ nữ thường có xu hướng xấu hơn đặc biệt là đối với các chị em đang có bầu. Vì vậy việc bổ sung nước và các loại thực phẩm tự nhiên để tốt cho da là vô cùng cần thiết bởi khi mang bầu, chị em không được tùy tiện sử dụng những loại kem dưỡng da không rõ nguồn gốc.
Không chỉ giàu vitamin C giúp xây dựng collagen cho da, cà chua còn chứa lycopene có tác dụng giúp da giảm thiểu tác nhân gây hại từ tia nắng mặt trời. Cà chua được coi là thần dược của sắc đẹp vì có chứa lượng vitamin C, E, K, B1, B6, B2, chất sắt, carotene, kali … Sử dụng cà chua thường xuyên để bổ sung cho cơ thể mỗi ngày sẽ giúp các mẹ bầu có làn da căng mịn, hồng hào và phòng tránh mụn.
Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia, ăn một lượng cà chua nhất định mỗi ngày giúp da sáng mịn và hồng hào. Mẹ bầu cũng có thể sử dụng loại quả này làm mặt nạ đắp hàng ngày rất tốt cho da. Bằng cách kết hợp trong uống, ngoài xoa, các mẹ bầu đã có phương pháp lý tưởng để chăm sóc da an toàn.
Làm giảm rạn da sau sinh

Làn da có những thay đổi rất khác biệt khi mang thai và thường có dấu hiệu xấu đi do thay đổi hormore thai kỳ như mọc nhiều mụn trứng cá, sạm da, và rạn da. Trong đó vấn đề rạn da là ám ảnh phổ biến và là nỗi lo lắng lớn nhất của chị em mang thai. Vậy hãy tìm đến cà chua nhé các mẹ, thực phẩm này sẽ hạn chế được rạn da.
Cà chua có tác dụng lọc máu nên có tác dụng hỗ trợ cải thiện lưu thông máu trong thời kỳ mang thai. Đây là loại quả có công hiệu trừ nám tốt, vitamin C trong cà chua giúp hạn chế việc hình thành các sắc tố gây đen da, ăn cà chua giúp ngăn ngừa sự sự lão hóa da, rạn da khi mang bầu và sau sinh. Một cốc nước ép cà chua mỗi ngày sẽ khiến cho da của chị em trở nên sáng hồng, hoặc dùng cà chua đắp mặt nạ trong khoảng 15 đến 20 phút cũng có công hiệu trị nám hiệu quả.
Tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu
Lycopene (sắc đỏ) của cà chua là chất chống oxy hoá mạnh, giúp mẹ tăng cường hệ miễn dịch. Nước ép cà chua giàu vitamin C. Vì vitamin C là một dạng khác của chất chống oxy hóa nên nước ép cà chua được coi là có tác dụng mạnh mẽ trong việc chống ung thư và lão hóa.
Nước ép cà chua cũng có hiệu quả trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch; nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa cảm lạnh và các bệnh cảm cúm khác cho bà bầu. Cà chua giống như một chất khử trùng tự nhiên. Do đó, nó giúp bà bầu khỏi bị nhiễm trùng.
Giảm chứng rụng tóc

Cà chua chín có màu đỏ au nên lượng vitamin A là rất cao. Là dưỡng chất giúp mái tóc khỏe mạnh và bóng đẹp. Sử dụng các loại chất chiết xuất từ cà chua sẽ ngăn ngừa hiện tượng tóc gãy rụng và phục hồi sự tăng trưởng cho tóc. Vì vậy để ngăn ngừa hiện tượng rụng tóc khi mang bầu và sau khi sinh bé. Các mẹ hãy bổ sung thực phẩm này vào thực đơn dinh dưỡng của mình nhé!
Phát triển thị lực và xương ở thai nhi
Vitamin A trong cà chua có tác dụng hỗ trợ thị giác thai nhi. Lượng canxi và vitamin K dồi dào trong cà chua giúp hình thành và giúp xương chắc khỏe. Trong cà chua còn chứa lượng lớn các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể mẹ và bé như canxi; phốt pho, sắt, kali, lưu huỳnh, magiê, iốt, đồng và các axít hữu cơ.
Cà chua không hề chứa những chất không có lợi cho cơ thể như cholesteron và chất béo. Vì vậy khi mẹ bầu ăn cà chua hàng ngày sẽ không những tốt cho cơ thể mẹ mà còn tốt cho sự phát triển thị lực và xương ở thai nhi.
Những lợi ích khác từ quả cà chua

– Axit nicotinic trong cả chua giúp giảm cholesterol trong máu. Vì vậy nó có tác dụng ngăn ngừa rối loạn nhịp tim ở người mang thai.
– Vitamin K trong cà chua có tác dụng ngăn ngừa xuất huyết và mất máu quá nhiều khi sinh nở.
– Một nghiên cứu gần đây ở Mỹ cho thấy. Ăn cà chua hàng ngày có tác dụng giảm chứng tiểu đường thai kỳ; giảm chứng cao huyết áp ở phụ nữ mang thai.
– Giàu kali, cà chua còn chống mệt mỏi. Đồng thời giảm hẳn chứng chuột rút khi mang bầu. Chất xơ trong cà chua sẽ hỗ trợ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Do vậy mẹ bầu sử dụng cà chua sẽ không lo táo bón.
Chế biến những món ngon từ quả cà chua
Các mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm bổ sung cà chua vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của mình. Để tránh gây cảm giác nhàm chán, mẹ hãy thay đổi cách thức chế biến nhé! Dưới đây sẽ là một vài gợi ý về các món ăn được chế biến từ cà chua.
– Sinh tố cà chua
– Salad cà chua
– Súp cà chua
– Cá sốt cà chua
– Canh trứng cà chua
– Đậu phụ sốt cà chua
– Canh riêu cá, canh riêu cua cà chua
Lưu ý cho bầu ăn cà chua
Cà chua khi kết hợp với một số loại thực phẩm hoặc ăn không đúng cách có thể gây hại; gây ngộ độc cho người sử dụng. Vậy chế biến và sử dụng cà chua như thế nào cho đúng cách.
Không ăn cà chua lúc đói: Cà chua chứa nhiều chất pectin và nhựa phenolic nên không được ăn lúc đói. Khi đó, axit trong dạ dày tiết ra sẽ phản ứng với 2 chất này khiến chúng không thể hòa tan, gây đau bụng, cồn cào, thậm chí nôn mửa.
Không ăn hạt cà chua: Hạt cà chua dù nhỏ nhưng không thể tiêu hóa được. Hạt cà chua có thể chui vào ruột thừa trong quá trình tiêu hóa và dễ gây táo bón.
Không nấu cà chua quá kỹ: Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng việc nấu cà chua quá kỹ. Hoặc đun đi đun lại nhiều lần làm mất lượng vitamin dồi dào trong loại quả này.
Không ăn cà chua cùng với dưa chuột (dưa leo): Trong dưa chuột có enzyme vitamin C sẽ triệt tiêu lượng vitamin trong cà chua.
Ngoài dưa chuột, bà bầu không nên ăn cà chua với khoai tây, cà rốt; khoai lang, gan lợn… vì dễ dẫn tới các chứng đầy bụng, rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy.