Viêm gan B ở giai đoạn mạn tính hay còn được nhiều người biết rằng đó là viêm gan B giai đoạn 2. Người bị viêm gan B giai đoạn mạn tính có thể gây ra biến chứng như xơ gan, suy gan, ung thư gan. Khi mắc phải bệnh viêm gan B mạn tính, người bệnh cần được điều trị càng sớm để phòng ngừa biến chứng. Để việc điều trị có được kết quả tốt nhất, bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh viêm gan B mạn tính có chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều rất quan trọng.
Mục lục
Các biến chứng của bệnh viêm gan B mạn tính
Viêm gan B mạn tính là tình trạng chức năng của gan đã bị suy giảm nghiêm trọng. Viêm gan B mạn tính sẽ các giai đoạn: viêm gan B dung nạp miễn dịch, giai đoạn hoạt động, giai đoạn không hoạt động. Nếu người bệnh không được điều trị kịp thời theo một phác đồ khoa học thì bệnh có thể gây ra các biến chứng:

Xơ gan
Là giai đoạn các virus tấn công trực tiếp và liên tục vào các tế bào gan gây lên tổn thương lớn cho các mô gan. Các mô gan bị tổn thương dần dần được thay thế bởi những mô xơ và những vết sẹo. Các vết sẹo và mô xơ đó cũng nhanh chóng lan rộng khiến cho gan xơ hóa và làm cho chức năng gan bị suy giảm.
Suy gan
Suy gan cũng là một trong những biến chứng nghiêm trọng của viêm gan B mạn tính (viêm gan B giai đoạn 2). Nếu bệnh có chiều hướng xấu, gan không có khả năng phục hồi và bạn phải đối mặt với suy hô hấp, suy tuần hoàn hoặc suy thận,…
Ung thư gan
Nếu viêm gan B mạn tính đã biến chứng thành ung thư gan thì đó thực sự là một điều đáng lo ngại. Bởi ung thư gan rất khó điều trị và tỷ lệ gây tử vong rất cao. Người bị viêm gan B ở giai đoạn mạn tính tồn tại nguy cơ ung thư gan cao hơn người bình thường ít nhất 20 lần. Chính vì vậy, khi mắc viêm gan B thì người bệnh cần thực sự kiên trì và giữ một tinh thần lạc quan, tích cực để bệnh được điều trị tốt nhất.
Nếu được theo dõi điều trị tốt, người bệnh viêm gan B mạn tính có thể phòng được các biến chứng nguy hiểm. Do đó nếu nghi ngờ bị nhiễm virus viêm gan B, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa khám, xét nghiệm và điều trị sớm. Để việc điều trị đạt được hiệu quả tốt nhất, bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cần có chế độ ăn uống phù hợp.
Chế độ ăn uống phù hợp cho người viêm gan B mạn tính
Nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân mắc bệnh viêm gan là bảo vệ và phục hồi chức năng gan, ngăn ngừa tổn thương gan.
Thực phẩm người bệnh viêm gan B mạn tính nên dùng

- Người bệnh viêm gan B mạn tính nên ăn các loại thực phẩm giàu đạm như: thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu… Đặc biệt là biệt là thịt nạc, cá dễ chuyển hóa, có lợi cho gan. Đối với trứng nên ăn lòng trắng trứng để dễ hấp thụ.
- Nên uống sữa để bổ sung dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể; hạn chế được hoạt động chuyển hóa và thải độc của gan.
- Các loại đậu như: đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh… tốt cho người bệnh viêm gan B; vì chúng có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, giải độc cho cơ thể.
- Tăng cường chất đường, ngũ cốc như gạo, bánh mì, bột mì, mật ong, bột ngũ cốc…
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin như rau xanh và trái cây tươi. Nên ăn các loại rau như bông cải xanh, rau chân vịt, rau má, rau ngót; cà chua, bắp cải, cà rốt… để cung cấp vitamin và chất xơ giúp tiêu hóa tốt. Các loại trái cây như cam, quýt, táo, bưởi, nho, bơ, dưa hấu… giàu vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng, chống oxy hóa, giúp phục hồi tổn thương gan.
Cách chế biến thực phẩm và sử dụng hợp lý
Ở người mắc bệnh viêm gan B mạn tính, chức năng gan yếu; nên cần lựa chọn thực phẩm an toàn, thực phẩm tươi. Không dùng những thực phẩm lạ dễ gây dị ứng. Khi chế biến cần đảm bảo vệ sinh. Nấu kỹ thức ăn. Ưu tiên các thức ăn mềm, nhừ, dễ tiêu hóa. Nấu xong nên ăn ngay, không nên để lâu hoặc ăn lại nhiều lần dễ gây ngộ độc thực phẩm.
Người bệnh viêm gan B thường mệt mỏi, biếng ăn và khó tiêu. Cho nên để đảm bảo dinh dưỡng và dễ ăn uống; nên chia nhỏ bữa ăn thành 4-5 lần trong ngày; để tốt cho tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Những thực phẩm người bệnh cần hạn chế

- Người bệnh viêm gan B mạn tính nên hạn chế ăn các loại thức ăn có nhiều dầu, mỡ; các món nướng, chiên, rán để tránh gây áp lực cho gan. Nên dùng dầu thực vật, hạn chế dùng mỡ động vật.
- Hạn chế ăn các món ăn nhiều gia vị, thức ăn cay như tỏi, ớt, hạt tiêu…
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp.
- Không uống rượu, bia, chất kích thích… Lạm dụng rượu, bia gây suy giảm chức năng gan; làm gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, ung thư gan.
Bên cạnh việc dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp; người bị bệnh viêm gan B giai đoạn 2 nên thực hiện lối sống lành mạnh. Tập thể dục đều đặn. Cần theo dõi sức khỏe và tái khám đúng hẹn. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ; kể cả các loại thuốc bổ gan.
Với những thông tin về viêm gan B mạn tính (viêm gan B giai đoạn 2) như vừa được cung cấp ở bài viết trên; bạn hãy chủ động hơn cho quá trình phòng ngừa biến chứng cho mình và gia đình bạn nhé.