Vào những tuần đầu của thai kỳ, sau khi phôi đã gắn kết vào tử cung, tiếp đến là túi ối và nhau thai cũng dần được hình thành. Mẹ bầu có thể sẽ nhận thấy một số dấu hiệu đầu tiên của thai kỳ vào lúc này. Ví dụ như: đau núm vú, đau đầu, nôn ói và mệt mỏi. Trong khoảng tuần mang thai thứ 4, Mẹ bầu chắc hẳn đã nhận thấy việc mất kinh. Đây là một thời điểm mẹ cần kiểm tra xem mình đã đã có tin vui chưa! Hãy nhớ là nên đi kiểm tra thai kỳ vào buổi sáng sớm vì lúc này hoóc-môn HCG đạt mức cao nhất.
Đồng thời, vào tuần mang thai thứ 4 thì em bé đã có thể bám trụ vào tử cung và đang lớn lên rất nhanh. Bắt đầu từ tuần mang thai thứ 3 đến cuối tuần thứ 4, trẻ sẽ lớn lên dài bằng đầu kim (khoảng 1mm). Cơ thể trẻ đã có 3 lớp phân biệt để từ đó toàn bộ các cơ quan của bé có thể được phát triển. Đây cũng chính là thời điểm bắt đầu hình thành nhau thai. Nhau thai là bộ phận mang dưỡng chất từ mẹ bầu chuyển sang cho em bé.
Những thay đổi của mẹ bầu vào tuần thứ 4
Ở những tuần đầu thai kỳ, phôi đã gắn vào thành tử cung của mẹ. Các tế bào phân chia tạo ra tất cả các cơ quan của thai nhi. Ở tuần này, thai nhi có thể vừa đủ lớn để xem trên siêu âm. Lúc này thai nhi rất nhỏ. Thai phụ có thể không cảm thấy bất kỳ sự khác biệt nào. Nhưng khoang ối chứa đầy chất lỏng và nhau thai mang oxy. Chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng thai nhi đang dần hình thành trong tử cung của mẹ. Kèm theo đó là túi noãn hoàng, sẽ cho thai phát triển trong những tuần đầu tiên.
Đối với hầu hết phụ nữ, đau vú là dấu hiệu thể chất đầu tiên của thai kỳ; ngay cả trước khi bị ốm nghén. Thai phụ cũng có thể trở nên nhạy cảm với mùi hương hơn trước. Nôn nhiều hơn và cảm thấy mệt mỏi. Ngoài ra, dịch âm đạo cũng có thể tiết ra nhiều hơn. Nhiều thai phụ cũng than phiền rằng bắt đầu cảm thấy đau đầu vào những tuần đầu thai kỳ.
Mẹ cần làm gì trong tuần thai kỳ thứ 4 ?
Thai phụ cần cố gắng ăn uống lành mạnh. Chọn nhiều loại thực phẩm từ các nhóm thực phẩm được khuyến nghị. Và uống ít nhất sáu đến tám ly nước mỗi ngày. Tuy nhiên thai phụ không nhất thiết phải “Ăn cho hai người”. Thai phụ chỉ cần thêm 300 calo mỗi ngày trong khi đang mang thai. Cũng đừng lo lắng nếu lượng thức ăn bị giảm vào những tuần đầu vì ốm nghén. Nếu thai phụ đã ăn đúng cách, thai nhi vẫn sẽ nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
Lưu ý thai phụ cần tránh các độc tố, hóa chất, thuốc, tia X-quang, rượu. Hay bất kỳ tác nhân nào có tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho thai nhi. Những tuần đầu thai kỳ là thời điểm quan trọng đối với sự thay đổi và phát triển của thai nhi. Ở tuần mang thai thứ 4, nên siêng năng hoạt động cơ thể. Việc này sẽ tiếp tục tăng cường thể chất cho Mẹ. Từ đó giúp chuẩn bị tốt hơn cho sức khỏe của em bé. Vì vậy, việc duy trì hoạt động thể chất rất cần thiết cho hai mẹ con đó nha!
Chăm khám thai kỳ đều đặn
Hiện có rất nhiều bệnh viện có các chương trình dành cho các sản phụ ngay từ khi bắt đầu mang thai từ những tháng đầu tiên với đầy đủ các lần khám thai, siêu âm 3D, 4D định kỳ cùng các xét nghiệm thường quy để đảm bảo người mẹ luôn khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện. Sản phụ sẽ không còn cô đơn khi bước vào cuộc chuyển dạ vì có người thân đồng hành giúp quá trình sinh con luôn mang đến sự an tâm và hạnh phúc.
Ngoài việc được thăm khám định kỳ, sản phụ cũng sẽ được tư vấn chế độ dinh dưỡng, tập luyện để mẹ có thể tăng cân hợp lý mà thai nhi vẫn hấp thu tốt các chất dinh dưỡng, Sản phụ sẽ được tư vấn và kiểm tra sức khỏe dưới sự theo dõi sát sao của các Bác sĩ Sản khoa giàu kinh nghiệm, chuyên môn, giúp các bà mẹ có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe trong thai kỳ cũng như giảm thiểu những biến chứng ảnh hưởng tới mẹ và con. Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Thái Bằng.